Trám răng là phương pháp khắc phục khiếm khuyết răng sâu, vỡ hay răng mẻ… hoàn toàn không tác động đến cấu trúc hay xâm lấn mô răng thật. Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân khi trám răng xong bị ê buốt, gây khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục răng ê buốt sau khi trám thế nào? Hãy cùng Elite Dental tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Trám răng bị ê buốt: Nguyên nhân do đâu?
Trám răng xong có bị ê buốt không là điều hiếm khi xảy ra, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và vết trám đơn giản. Do đó trường hợp ê răng sau khi trám nhiều khả năng xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
1.1. Răng nhạy cảm sau trám răng
Người có cơ địa nhạy cảm thường gặp cảm giác ê buốt sau khi trám, nếu tiếp xúc với thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ngọt, có tính axit. Tình trạng mới trám răng bị ê buốt do răng nhạy cảm là bình thường và mang tính chất tạm thời, sẽ tự biến mất sau khi răng thích nghi với miếng trám.
1.2. Quy trình trám răng không đúng kỹ thuật
Hàn răng xong bị ê buốt, đau nhức nhiều khả năng do bác sĩ thực hiện sai quy trình và thao tác. Điển hình là trường hợp răng sâu không được nạo sạch vi khuẩn trước khi trám khiến răng bị đau ê ẩm sau đó; hoặc miếng trám không đúng kỹ thuật sẽ để lại lỗ hở, khi ăn nhai khiến thức ăn lọt vào và gây kích ứng, buốt răng.
1.3. Bệnh nhân viêm tủy răng chưa được điều trị dứt điểm
Trong một số trường hợp, tủy răng bị viêm nhưng lại không được chữa trị triệt để trước trám. Lúc này tủy răng không được làm sạch có thể bị hoại tử, kết hợp sự kích thích từ vết trám sẽ gây đau nhức, thậm chí tăng nguy cơ áp xe ổ xương răng, rụng răng.
1.4. Chất liệu trám kém chất lượng
Nhiều khách hàng vì muốn tiết kiệm chi phí mà bỏ qua yếu tố chất lượng, vội vàng chọn nha khoa trám răng giá rẻ. Những nơi này có thể sử dụng vật liệu trám không đạt chuẩn, thiếu độ bền, dễ co rút theo thời gian, từ đó gây kích ứng mô nướu và dẫn đến răng trám bị ê khi nhai.
1.5. Dị ứng với vật liệu trám
Dị ứng với vật liệu trám, đặc biệt là Amalgam (vật liệu bạc), là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra và gây hàn răng xong bị ê buốt. Triệu chứng dị ứng thường giống với các phản ứng dị ứng da thông thường, bao gồm phát ban và ngứa.
1.6. Chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi trám sai cách
Sau khi trám răng bị ê buốt cũng có thể bắt nguồn từ cách vệ sinh và chăm sóc răng. Nếu bạn sử dụng bàn chải lông cứng hoặc thao tác chải răng quá mạnh sẽ làm hỏng bề mặt miếng trám, khiến răng dễ bị kích ứng. Hơn nữa, răng khi trám xong đang trong quá trình thích nghi và khá nhạy cảm, nếu bạn ăn uống thực phẩm quá nóng, lạnh hoặc cứng sẽ dễ gây đau, ê buốt.
2. Trám răng xong bị ê buốt có sao không?
Mới trám răng bị ê buốt thực chất không phải là hiện tượng ai cũng gặp. Thông thường, đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc men răng yếu, cảm giác này có thể xuất hiện tạm thời tại vị trí răng vừa được trám.
Do đó, việc trám răng bị ê buốt có sao không còn tùy vào tình trạng cụ thể:
2.1. Khi nào là bình thường
Răng trám bị ê khi nhai, uống nước từ 1 đến 2 tuần đầu là phản ứng tự nhiên của răng miệng. Đây là giai đoạn mà răng bắt đầu thích nghi với miếng trám và phục hồi sau các tác động của quá trình điều trị.
2.2. Khi nào là bất thường
Ngược lại, trám răng xong bị ê kéo dài trên 2 tuần và cơn ê thường xuyên xảy ra là một dấu hiệu đáng chú ý, vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc. Đặc biệt, cảm giác ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh sẽ làm giảm khẩu vị, khiến việc ăn uống trở nên không thoải mái. Lúc này, khả năng là do răng sâu, tủy răng chưa được điều trị triệt để hoặc miếng trám không đạt chất lượng.
3. Trám răng xong bị ê buốt nên làm gì?
Hàn răng xong bị buốt được chia thành hai trường hợp khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của bạn, hãy lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp. Cụ thể:
3.1. Ê buốt do răng nhạy cảm
Răng trám bị ê khi nhai là hiện tượng khá phổ biến sau khi thực hiện thủ thuật trám răng. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Để giảm tình trạng sau khi trám răng bị ê buốt, bạn hãy chườm lạnh vào vùng má bên ngoài nơi răng vừa trám. Mỗi lần chườm nên kéo dài khoảng 10 phút.
- Sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid như ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuy nhiên, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
- Giữ vệ sinh răng miệng bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng để hạn chế hàn răng xong bị buốt.
- Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm để bảo vệ men răng.
- Sau khi trám răng xong uống nước bị buốt, do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ các đồ uống có tính axit như cam, chanh, nước ngọt có gas
- Tránh đánh răng ngay sau khi ăn, vì lúc này men răng có thể bị mài mòn nhiều hơn, làm tăng cơn ê nhức.
- Súc miệng với nước muối hai lần mỗi ngày giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn và giảm ê răng sau khi trám.
Ê buốt sau khi trám răng khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Khi tình trạng răng ê buốt sau khi trám trở nên nghiêm trọng, gây khó khăn trong việc ăn uống hoặc kèm theo các dấu hiệu như đau răng dữ dội hay sốt… Bạn cần nhanh chóng đến nha sĩ thăm khám để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
3.2. Ê buốt răng kéo dài, không thuyên giảm
Với tình trạng trám răng xong bị ê thời gian dài không giảm, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp:
- Trường hợp ê buốt răng do bệnh lý: Các bác sĩ sẽ tháo miếng trám cũ, sau đó tiến hành làm sạch triệt để vết sâu và loại bỏ phần tủy răng bị viêm hư hại. Tiếp theo, họ sẽ làm sạch lại răng và trám lại để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Trường hợp ê buốt do trám răng không đúng kỹ thuật: Bác sĩ cũng tháo bỏ và thay thế bằng một miếng trám mới. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo miếng trám mới khớp với răng, tránh răng trám bị ê khi nhai.
Nhằm ngăn ngừa cảm giác ê buốt răng sau khi trám tái diễn, lúc này bạn cần thăm khám tại nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại. Qua đó, bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về vật liệu trám phù hợp và đảm bảo quá trình điều trị an toàn, hiệu quả.
Elite Dental – Địa chỉ chăm sóc sức khỏe răng miệng uy tín
Elite Dental tự hào là đơn vị nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát chuyên sâu với nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp gặp vấn đề răng miệng.
Nếu bạn sau khi trám răng bị ê buốt, các bác sĩ tại Elite Dental sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ đề ra phương pháp điều trị thích hợp nhất theo tiêu chí bảo tồn tối đa răng thật và nhanh chóng xóa bỏ cảm giác ê buốt, giúp bạn cảm thấy dễ chịu và an tâm hơn khi ăn uống.
4. Cách phòng ngừa ê buốt kéo dài sau trám răng
Để phòng ngừa tình trạng răng trám bị ê khi nhai và kéo dài không giảm, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau:
4.1. Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ
Sau khi trám răng, bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh răng miệng và các loại thực phẩm, đồ uống cần tránh để bảo vệ miếng trám. Ngoài ra, bạn cũng nên uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ để giảm ê buốt.
4.2. Vệ sinh răng đúng cách
Hãy chải răng nhẹ nhàng hai lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng theo khuyến cáo của nha sĩ. Đồng thời, bạn nên sử dụng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng mà không gây tổn thương cho vùng mới trám.
4.3. Chú ý chế độ ăn uống
Bác sĩ khuyên bạn hạn chế các thức ăn bám màu như cà phê, trà đậm, cùng với thực phẩm chứa nhiều đường và axit. Đồng thời, tránh các món ăn quá dai, cứng hoặc quá nóng, lạnh, vì chúng có thể làm miếng trám bị bong tróc.
4.4. Khám răng miệng định kỳ
Tốt nhất bạn nên lên lịch kiểm tra răng miệng định kỳ để nha sĩ theo dõi tình trạng miếng trám, đồng thời kịp thời phát hiện những vấn đề răng miệng tiềm ẩn.
4.5. Lựa chọn nha khoa trám răng uy tín
Để tránh việc trám răng xong bị ê, ngay từ ban đầu bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi và sử dụng vật liệu trám chất lượng. Một cơ sở đáng tin cậy sẽ giúp bạn an tâm hơn trong quá trình chăm sóc răng miệng.
Xua tan nỗi lo ê buốt khi trám răng với nha khoa Elite Dental
Elite Dental là Trung tâm nha khoa chuyên sâu tại TP. Hồ Chí Minh với hơn 12 năm kinh nghiệm. Bên cạnh chữa trị chỉnh nha và trồng răng Implant, Elite Dental cũng là địa chỉ trám răng thẩm mỹ được đánh giá cao, đã giúp nhiều khách hàng khắc phục các khuyết điểm về hình dáng răng để tìm lại hàm răng đẹp tự nhiên, chắc khỏe.
Khi lựa chọn trám răng tại đây, bạn hoàn toàn an tâm bởi:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên sâu về nội nha, nha khoa tổng quát với hơn 10 năm kinh nghiệm, đã điều trị thành công nhiều trường hợp răng bị sâu, có lỗ hổng. Đồng thời, mỗi ca trám răng tại Elite Dental đều được bác sĩ thực hiện với kỹ thuật chuẩn xác, nhẹ nhàng.
- Quy trình trám răng đảm bảo chuẩn y khoa, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc vô trùng, vô khuẩn. Tất cả các dụng cụ đều được tiệt trùng kỹ lưỡng bằng các thiết bị hiện đại, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, an toàn tuyệt đối cho khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm dịch vụ.
- Bác sĩ theo dõi sát sao quá trình điều trị, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời mọi dấu hiệu bất thường. Nhờ vậy, kết quả sau trám răng của khách hàng không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn ổn định về chức năng ăn nhai, giúp duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
- Khi kết thúc quá trình trám, khách hàng còn được bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng và tư vấn chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó, giúp ngăn ngừa tình trạng ê buốt và duy trì sức khỏe răng miệng ổn định
Tóm lại, trám răng xong bị ê buốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như cơ địa, tay nghề bác sĩ, hoặc chất liệu trám không đạt chuẩn. Tốt hơn hết, để hạn chế tình trạng ê buốt và đảm bảo kết quả trám răng bền lâu, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín từ đầu. Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ trám răng thẩm mỹ, hãy liên hệ đến Hotline (+84) 28 7306 3838 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY, nhân viên Elite Dental sẽ hỗ trợ quý khách nhanh chóng!
Bài viết liên quan: >> Trám răng rồi có bị sâu lại không? Nên làm gì khi răng bị sâu lại? >> Răng trám bị bể, vỡ phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục >> Khi nào cần trám răng cửa? Có bền không và bao nhiêu tiền?