Sưng nướu là một bệnh lý răng miệng phổ biến, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu. Bên cạnh can thiệp y tế và chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để cải thiện bệnh. Vậy sưng nướu răng kiêng ăn gì? Hãy cùng Elite Dental tham khảo giải đáp chi tiết trong bài sau:
7 dấu hiệu nhận biết tình trạng sưng nướu răng (sưng lợi)
Để nhận biết tình trạng sưng nướu răng, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Nướu răng chuyển từ hồng sang màu đỏ đậm.
- Khu vực nướu sưng thành túi mủ làm sưng má hoặc mặt và có thể bị xuất huyết.
- Người bệnh bị đau nhức và khó chịu khi ăn uống, dẫn đến chán ăn.
- Khi ăn các thực phẩm cay, mặn hoặc nóng hay lạnh đều dễ bị kích ứng.
- Khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
- Phần lợi bọc xung quanh chân răng có xu hướng tách ra làm răng lung lay nhẹ.
- Nướu răng bị sưng kèm theo biểu hiện sốt, mất ngủ và đau đầu.
Tình trạng sưng nướu nhẹ có thể cải thiện và tự hết nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Mục lục
1. Bị sưng nướu răng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên hạn chế
Người bị sưng nướu răng không nên ăn gì? Dưới đây là các thực phẩm nên kiêng ăn khi sưng nướu:
1.1 Các món ăn cay nóng
Thực phẩm có mức cay nóng cao có thể làm nướu bị sưng viêm, đau nhức nhiều hơn. Thậm chí, tình trạng có thể tiến triển nặng gây lở loét và lây lan sang các mô nướu xung quanh. Do đó, khi bị sưng nướu bạn không nên ăn các món ăn chứa gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng, nghệ,… hoặc thực phẩm có tính nóng như xoài, vải, nhãn, đào, ổi,…
1.2 Các món có tính acid
Acid trong một số thực phẩm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ pH trong miệng. Điều này tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn lây lan và phát triển, đặc biệt là khi nướu răng bị sưng. Vậy nên nếu không biết viêm lợi kiêng gì thì hãy tránh ăn các thực phẩm có tính acid như cam, chanh, cà chua, dưa muối,…
1.3 Thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột
Các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột là nguyên nhân hàng đầu tạo mảng bám trên răng. Nếu mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển, khiến nướu sưng viêm nhiều hơn. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng này bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm có nhiều đường và tinh bột như bánh kẹo, nước ngọt, mì ăn liền, khoai tây chiên,…
Xem thêm: Cách làm sạch mảng bám đen trên răng nhanh chóng, an toàn và hiệu quả
1.4 Thực phẩm làm khô miệng
Sưng nướu răng kiêng ăn gì? Bạn nên tránh thực phẩm làm khô miệng. Bởi vì tình trạng miệng bị khô sẽ làm vi khuẩn phát triển, khiến nướu sưng viêm nghiêm trọng hơn. Vậy nên để hạn chế tình trạng sưng nướu, bạn nên tránh các thực phẩm gây khô miệng như rượu bia, nước tăng lực, cà phê,…
1.5 Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng
Khi bị viêm, phần mô nướu xung quanh răng rất nhạy cảm, dễ sưng tấy. Nếu tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tình trạng viêm tiến triển nặng gây đau rát và lâu hồi phục. Do đó, khi bị viêm lợi bạn cần tránh ăn súp, cháo, trà nóng,… ở nhiệt độ quá nóng; hoặc các món ăn quá lạnh như kem, nước đá lạnh,…
1.6 Trái cây sấy khô
Khi bị viêm nướu kiêng ăn gì? Bạn nên tránh các loại trái cây (mít, chuối, táo, nho,…) sấy khô. Bởi vì trái cây sấy chứa hàm lượng đường cao hơn rất nhiều so với tươi. Do đó, ăn trái cây khô không chỉ tạo mảng bám mà còn khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng. Ngoài ra, kết cấu của trái cây khô thường cứng, có thể gây tổn thương cho nướu răng đang sưng viêm.
1.7 Đồ uống chứa chất kích thích
Chất kích thích có thể làm giảm hoạt động của tuyến nước bọt, khiến vi khuẩn phát triển. Qua đó, tình trạng viêm nhiễm sẽ trở nên nghiêm trọng và mất nhiều thời gian điều trị. Do đó, nếu nướu bị sưng thì bạn tránh ăn thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, trà đen, nước tăng lực,…
1.8 Món ăn nhiều dầu mỡ
Khi viêm nướu, bạn nên hạn chế tiêu thụ các món ăn nhiều dầu mỡ như pizza, khoai tây chiên, hành tây chiên, phô mai que, gà rán,… Bởi vì các thực phẩm này có thể khiến tình trạng sưng viêm ở nướu răng tiến triển nghiêm trọng, thậm chí lây lan sáng nướu xung quanh. Ngoài ra, lớp tinh bột bên ngoài các món chiên rán cũng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong khoang miệng.
2. Người viêm lợi sưng nướu răng nên ăn gì nhanh khỏi?
Người bị sưng viêm nên ưu tiên các loại thức ăn dưới đây để hỗ trợ làm dịu cơn đau, cải thiện sưng viêm tốt hơn.
2.1 Các loại thực phẩm giàu omega-3
Nếu băn khoăn viêm nướu răng nên ăn gì thì bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu omega- 3 như cá hồi, hạt chia, hạt lan, đậu nành, hàu, cá mòi,… Bởi vì omega-3 có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như chống lại tình trạng viêm. Vậy nên, nếu bổ sung hàm lượng omega-3 phù hợp sẽ hỗ trợ kiểm soát và cải thiện sưng nướu nhanh chóng.
2.2 Những thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có tác dụng làm sạch mảng bám cũng như thức ăn thừa mắc kẹt ở trong khoang miệng. Ngoài ra, chất xơ cũng có tác dụng kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn, hỗ trợ cải thiện khô miệng hiệu quả, đẩy lùi bệnh lý viêm lợi. Vậy nên, khi bị sưng nướu bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như xà lách, rau cải, súp lơ,… để cải thiện bệnh lý.
2.3 Thực phẩm giàu axit lactic
Nếu không biết viêm lợi ăn gì thì bạn hãy bổ sung các thực phẩm chứa axit lactic như sữa chua, phô mai, xà lách, quả ô liu,… Bởi vì vi khuẩn axit lactic có khả năng kiềm hãm sự phát triển của những loại vi sinh vật gây bệnh. Do đó, việc ăn các thực phẩm axit lactic có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm nướu.
2.4 Món ăn chứa collagen
Khi bị sưng nướu răng, lớp mô nướu sẽ tổ chức lại để đối phí với tình trạng viêm – điều này dẫn đến sự suy giảm collagen. Nếu collagen suy giảm thì tình trạng sưng nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Để hạn chế điều này, bạn sẽ cần ăn thực phẩm có nhiều collagen như quả lựu, rau họ cải, cam, quýt, mâm xôi, dâu tây, trứng,…
2.5 Thực phẩm giàu polyphenols
Polyphenols là loại tinh chất có khả năng ức chế, tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn gây mảng bám, sưng viêm nướu. Do đó, nếu không biết ăn gì tốt cho nướu răng thì hãy bổ sung các thực phẩm giàu polyphenols như trà xanh, atiso, rau chân vịt, rau diếp cá, súp lơ xanh, bắp cải tím,… vào thực đơn hàng ngày.
2.6 Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Qua đó cơ thể có thể chống lại mọi loại bệnh tật, trong đó có sưng nướu răng. Chính vì vậy, duy trì mức vitamin C cao trong chế độ ăn uống sẽ giúp nướu răng khỏe mạnh, cải thiện nhanh tình trạng sưng viêm.
2.7 Món ăn chứa lợi khuẩn (probiotic)
Các thực phẩm chứa lợi khuẩn (probiotic) như dưa bắp cải, kim chi,… hỗ trợ vi khuẩn tốt phát triển trong khoang miệng, giảm viêm nướu và tích tụ mảng bám trên răng. Bên cạnh đó, thực phẩm lên men cũng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh đường miệng hiệu quả.
Bên cạnh các thực phẩm tốt, bạn đừng quên uống đủ nước để khoang miệng không bị khô. Qua đó giảm nguy cơ nướu bị sưng viêm cũng như mảng bám trên răng.
3. Những lưu ý khác giúp giảm sưng nướu răng
Ngoài tìm hiểu sưng nướu răng kiêng ăn gì và nên ăn gì, để cải thiện tình trạng sưng nướu nhanh chóng bạn cần chú ý một số điều sau:
- Đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn cần duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ tối ưu mảng bám, thức ăn thừa. Qua đó giúp răng miệng luôn sạch sẽ, từ đó cải thiện sưng viêm nướu.
- Súc miệng với nước muối: Muối các tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng nướu. Do đó, sau khi đánh răng bạn nên chà nhẹ nướu với nước muối pha loãng rồi súc lại bằng nước ấm. Duy trì thực hiện cách này 3 lần/tuần để giảm sưng nướu.
- Chườm nóng/lạnh: Bạn nên chườm miếng vải đã ngâm nước nóng vào vị trí mặt có nướu bị sưng. Sau đó thay vải nóng bằng miếng vải lạnh, lặp lại chu kỳ nóng – lạnh khoảng 2 – 3 lần để cải thiện nướu sưng viêm.
- Tránh các thói quen xấu gây tổn thương nướu: Bạn không nên thực hiện các thói quen xấu như hút thuốc lá; uống rượu bia; dùng răng để mở nắp chai, bao bì thực phẩm, cắn móng tay;…
- Đi khám ngay nếu sưng nướu kéo dài: Trường hợp nướu sưng đau kéo dài, sưng kèm mủ là tình trạng nghiêm trọng. Lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Bạn nên chọn nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại để quá trình điều trị hiệu quả và an toàn.
4. Elite Dental – Địa chỉ điều trị bệnh lý răng miệng uy tín, bác sĩ chuyên sâu
Thành lập từ năm 2012, Elite Dental là địa chỉ nha khoa đáng tin cậy, được nhiều khách hàng lựa chọn bởi các thế mạnh sau:
- Đội ngũ bác sĩ Elite chuyên khoa Tổng quát tốt nghiệp chính quy tại các trường đại học Y danh tiếng trong và ngoài nước. Bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực hành lâu năm, tôn trọng trải nghiệm cũng như cảm xúc của bệnh nhân. Đảm bảo sẽ thăm khám kỹ lưỡng, tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng, mức độ viêm sưng nướu răng… mà đưa ra cách điều trị tối ưu.
- Elite Dental đầu tư nhiều thiết bị tân tiến, công nghệ kỹ thuật số hiện đại hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị sưng nướu răng. Nhờ đó mang đến bạn trải nghiệm chữa trị sưng nướu răng êm ái, thoải mái với kết quả mỹ mãn.
- Chi phí khám và điều trị sưng nướu tại Elite Dental hợp lý, công khai rõ ràng khi tư vấn và không phát sinh thêm giúp bạn chủ động tài chính. Hơn nữa, phòng khám còn cung cấp đa dạng hình thức thanh toán như chuyển khoản, tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ATM và cả hình thức thanh toán trả góp. Bạn có thể dễ dàng chọn phương thức chi trả phí khám và trám răng phù hợp với nhu cầu.
- Elite hoạt động với mô hình All-in-1, triển khai tất cả dịch vụ điều trị đều được thực hiện tại một phòng khám mà không phải di chuyển nhiều nơi, mang lại sự thuận tiện tối đa. Hơn nữa, bác sĩ luôn đồng hành cùng bệnh nhân xuyên suốt quá trình điều trị, hướng dẫn chăm sóc răng miệng chi tiết, hạn chế các bệnh lý răng miệng khiến sưng nướu tái phát.
>> Nếu nướu bạn bị sưng gây đau nhức, khó chịu thì hãy liên hệ Elite Dental ngay để được thăm khám và điều trị, lấy lại nụ cười khỏe đẹp.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc sưng nướu răng kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi. Nhìn chung, khi nướu răng bị sưng bạn nên chọn thực phẩm giàu omega-3, collagen, chất xơ, vitamin C,… đồng thời tránh đồ ăn cay nóng, nhiều đường, tinh bột,… Hơn nữa, khi sưng răng kéo dài hơn 2 tuần thì bạn nên đi khám và điều trị sớm để hạn chế bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Bài viết liên quan: >> Sưng nướu răng khôn: Triệu chứng và cách khắc phục >> Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách chữa trị hiệu quả