Quá trình nhổ răng khôn diễn ra thế nào, gồm bao nhiêu bước?

Bác sĩ Trần Ngọc Như Ý
Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Trần Ngọc Như Ý
Bác sĩ Tiểu phẫu nha khoa

Quy trình nhổ răng khôn thế nào? Thời gian có lâu không? Sau quá trình nhổ răng khôn cần lưu ý điều gì? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm khi chuẩn bị tâm lý để “xử lý” chiếc răng mọc sau cùng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu câu trả lời!

1. Quy trình nhổ răng khôn diễn ra thế nào?

Thông thường, quy trình nhổ răng số 8 (răng khôn) được thực hiện với bốn bước sau đây:

Bước 1: Chụp phim và khám với Bác sĩ

Đây là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình nhổ răng khôn. Theo đó, chụp phim đem lại dữ liệu hình ảnh chính xác về tư thế răng khôn mọc, giúp Bác sĩ nắm rõ và đánh giá đúng tình hình hiện tại, qua đó xây dựng kế hoạch nhổ răng phù hợp, an toàn và ít sang chấn cho người bệnh.

Thăm khám với bác sĩ là bước quan trọng trong quy trình nhổ răng khôn
Chụp phim, khám cùng Bác sĩ là bước khởi đầu cần thiết trong quy trình nhổ răng số 8.

Bước 2: Xét nghiệm máu

Người bệnh được chỉ định lấy máu xét nghiệm để xem xét tình trạng đông máu. Nếu có vấn đề, Bác sĩ ngay lập tức dùng thuốc can thiệp để quá trình nhổ răng khôn diễn ra thuận lợi, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được kiểm tra bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp, nhằm loại bỏ yếu tố rủi ro, đảm bảo an toàn sau điều trị.

Bước 3: Tiến hành nhổ răng khôn

Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ để bệnh nhân có trải nghiệm nhẹ nhàng và dễ chịu, không cảm thấy đau trong suốt quá trình nhổ răng khôn. Đặc biệt là trước khi tiến hành, phòng khám cũng phải đảm bảo khử trùng dụng cụ, nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo cho người bệnh.

Bước 4: Tái khám

Sau quá trình nhổ răng khôn, người bệnh được Bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống và vệ sinh phù hợp, đồng thời đặt hẹn quay lại phòng khám để kiểm tra vết thương. Đặc biệt là trong 7 – 10 ngày sau khi nhổ, nếu cảm thấy có vấn đề bất ổn, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với phòng khám để được hỗ trợ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:
>> Đau răng khôn nên làm gì?
>> Biến chứng nhổ răng khôn cần lưu ý
>> Nha khoa nhổ răng khôn uy tín tại TPHCM

2. Lưu ý trước và sau quá trình nhổ răng khôn

Để quá trình nhổ răng số 8 diễn ra an toàn, không để lại biến chứng nguy hiểm, người bệnh phải lưu ý vấn đề trước và sau khi thực hiện, như:

2.1. Trước khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn được xem là một dạng tiểu phẫu trong nha khoa. Vì thế, để quá trình nhổ răng khôn diễn ra êm ái, ít sưng đau nhất có thể, người bệnh cần lưu ý:

  • Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ thuốc nào hoặc có tiền sử bệnh lý, nhất là trường hợp mắc bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, máu khó đông thì hãy thông báo với Bác sĩ trước khi nhổ răng khôn.
  • Nếu đang bị sốt, ho hoặc cảm cúm thì bạn nên chờ sức khỏe ổn định hoàn toàn, mới tiến hành nhổ răng khôn.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đã lấy cao răng và điều trị viêm lợi (nếu có) trước đó.
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai không nên nhổ răng khôn vào thời điểm này.

>> Bài viết chi tiết: Nhổ răng khôn có đau không? Cách nhổ răng khôn không đau

2.2. Sau khi nhổ răng khôn

Sau quá trình nhổ răng khôn, sưng đau và chảy máu là một số triệu chứng thường gặp. Mặc dù vậy, người bệnh không nên quá lo lắng vì tình trạng trên có thể chấm dứt sau 1 – 2 ngày. Để giảm thiểu cảm giác khó chịu, bạn nên nên thực hiện một số cách sau đây:

  • Trong vòng 30 phút đầu sau khi nhổ răng, bạn nên cắn chặt cuộn gòn để hạn chế tình trạng chảy máu. Trong 24 – 48 tiếng tiếp theo, máu có thể rỉ nhẹ và hòa với nước bọt tạo thành dung dịch màu hồng. Hãy yên tâm vì đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường. Trường hợp thấy máu vẫn chảy nhiều, người bệnh nên liên hệ ngay với trung tâm nha khoa để thông báo tình hình.
  • Khi thuốc tê đã hết, người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ. Hãy sử dụng thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ để cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu hơn.
  • Đối với trường hợp răng mọc khó, tình trạng sưng có thể xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu tiên và khiến người bệnh ăn nhai khó khăn. Lúc này, hãy lựa chọn thực phẩm dạng lỏng, mềm như cháo, súp để nguội. Nếu sau 5 ngày, biểu hiện sưng gia tăng kèm theo đau, người bệnh nên liên hệ ngay với Bác sĩ để được hỗ trợ xử trí.
Nhổ răng khôn xong nên ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo hoặc súp
Sau quá trình nhổ răng khôn, người bệnh nên ăn cháo hoặc súp để giảm tác động đến vị trí răng vừa nhổ, tránh tình trạng đau sưng kéo dài.

Sau quá trình nhổ răng khôn, tại khu vực nhổ có thể xuất hiện hố/lỗ do không còn chân răng cắm vào xương. Tùy vào cơ địa mỗi người, các hố/lỗ trống được lấp đầy trong vòng 1 – 2 tháng.

Vì thế, ở giai đoạn này, để hạn chế thức ăn bị nhét vào lỗ gây ra sâu răng, bệnh nhân nên dùng bàn chải mềm vệ sinh răng thường xuyên, kết hợp với nước súc miệng giúp thức ăn trôi ra ngoài. Cần lưu ý, không sử dụng tăm hay vật nhọn để lấy thức ăn vì điều này gây ra chảy máu, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

3. Một số câu hỏi thường gặp về quá trình nhổ răng khôn

Dưới đây là thắc mắc liên quan đến quy trình nhổ răng số 8 được nhiều người quan tâm:

3.1. Quá trình nhổ răng khôn diễn ra bao lâu?

Việc xác định nhổ răng khôn mất bao lâu phụ thuộc vào mức độ phức tạp và tư thế mọc của răng. Nếu răng khôn chìa ra ngoài nhiều, dễ nhổ thì Bác sĩ chỉ mất 15 – 20 phút cho một răng. Ngược lại, đối với quy trình nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì thời gian có thể lâu hơn, kéo dài 30 – 60 phút.

3.2. Quy trình nhổ răng khôn khác gì so với răng thông thường?

Đối với răng thông thường, Bác sĩ chỉ cần làm lung lay chân răng, sau đó dùng kìm, kéo nhẹ nhàng là có thể nhổ răng nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với quá trình nhổ răng khôn thì ngược lại. Do một số trường hợp răng khôn mọc lệch, nhiều chân và chân to nên Bác sĩ phải rạch thêm đường nhỏ, cắt nhỏ chân răng mới có thể nhổ răng ra ngoài.

Như vậy, cách nhổ răng khôn thường phức tạp, khó khăn và mất nhiều thời gian so với nhổ răng thông thường. Đây cũng là điểm khác biệt duy nhất giữa hai quy trình.

3.3. Quy trình nhổ răng số 8 có đau không? Khi nào thì hết sưng?

Sau quá trình nhổ răng khôn, người bệnh có thể bị đau, sưng tại vùng điều trị. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể, khi nướu răng chịu tác động nên bạn không phải quá lo lắng.

Thông thường, triệu chứng đau tự biến mất khoảng một tuần sau đó, nhưng nếu cơn đau vẫn kéo dài không thuyên giảm, đi kèm dấu hiệu sưng to hơn, sốt hoặc sưng hạch thì lúc này, bệnh nhân nên đi gặp Bác sĩ, để được hỗ trợ kịp thời.

Qua thông tin trên đây, hi vọng người bệnh đã nắm rõ quy trình nhổ răng khôn diễn ra thế nào, bao gồm mấy bước để chuẩn bị tâm lý tốt hơn. Nhìn chung, nhổ răng khôn là một điều trị phức tạp trong nha khoa, nhất là trường hợp răng mọc ở tư thế khó, mọc ngầm trong nướu. Nếu không được xử lý bởi Bác sĩ giàu kinh nghiệm, điều này gây ra sang chấn nguy hiểm, khiến bệnh nhân sưng đau nặng và lành thương lâu hơn.

Đây cũng là lý do tại sao quy trình nhổ răng số 8 phải được thực hiện ở địa chỉ uy tín, để đảm bảo tính an toàn, cũng như trải nghiệm nhẹ nhàng cho bệnh nhân.

Quy trình nhổ răng khôn an toàn, nhẹ nhàng tại Elite Dental

Hiện nay, Elite Dental là một trong những trung tâm nha khoa hàng đầu, có chuyên khoa tiểu phẫu riêng với đội ngũ Bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn, góp phần mang đến quá trình nhổ răng khôn an toàn, nhẹ nhàng và ít sưng đau nhất có thể.

Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng đóng góp một phần không nhỏ, giúp quy trình nhổ răng số 8 diễn ra nhẹ nhàng và đẩy nhanh tốc độ lành thương. Tại Elite Dental, người bệnh được chụp phim bằng máy chụp phim hiện đại, nhập khẩu từ Đức cho kết quả hình ảnh chính xác, giúp Bác sĩ lập kế hoạch nhổ răng dễ dàng.

Đặc biệt, Elite còn có máy Piezotome giúp giảm sang chấn trong quá trình nhổ răng khôn, cùng với công nghệ PRP giảm sưng đau và thúc đẩy lành thương nhanh hơn, Nhờ đó, người bệnh có hành trình nhổ răng êm ái, nhẹ nhàng và an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ với Elite Dental để được tư vấn nhanh và chi tiết nhé!

Xem thêm video: NHỔ 4 RĂNG KHÔN 1 LÚC KHÔNG ĐAU! (STORYTIME)

Bài Viết Liên Quan