Đau răng khôn nên làm gì? 5 cách giảm đau nhanh, hiệu quả

Bác sĩ Trần Ngọc Như Ý
Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Trần Ngọc Như Ý
Bác sĩ Tiểu phẫu nha khoa

Đau răng khôn là nỗi ám ảnh không của riêng ai, gây cảm giác đau nhức nghiêm trọng khiến người bệnh không thể ăn uống bình thường. Vậy mọc răng khôn đau hàm phải làm sao? Hãy cùng đọc ngay bài viết bên dưới để biết cách làm thế nào để giảm đau hiệu quả.

1. Những trường hợp đau răng khôn thường gặp

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng xuất hiện sau cùng ở vị trí góc kẹt trên cung hàm, nên thường bị thiếu chỗ và gây đau khi mọc. So với những răng khác, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.

Tùy vào mỗi trường hợp mà khi mọc, răng khôn đau do một trong các nguyên nhân sau:

1.1. Đau khi răng khôn mới mọc

Một số người có răng khôn mọc thẳng như các răng hàm bình thường, đồng thời không chèn ép các răng đã mọc trước đó thì có thể không bị đau nhức răng khôn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp răng khôn không chỉ mọc đâm xuyên qua nướu, mà còn mọc lệch nghiêng về một phía, chèn ép răng số 7 bên cạnh sẽ khiến răng khôn đau buốt, thậm chí kéo dài nhiều ngày làm người bệnh mất ngủ, khó ăn nhai.

>> Xem ngay các dấu hiệu nhận biết bạn đang mọc răng khôn: TẠI ĐÂY.

1.2. Đau do răng khôn mọc bị sâu

Răng khôn có vị trí mọc bất đối xứng với răng đối diện nên sẽ làm cản trở việc vệ sinh răng miệng, dẫn đến sâu răng. Từ đó, gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến răng cối hoặc răng xung quanh.

Để nhận biết dấu hiệu răng khôn bị sâu gây đau, bạn có thể quan sát:

  • Những lỗ sâu có kích thước lớn nhỏ, màu nâu, đen hoặc ố vàng xuất hiện trên răng khôn.
  • Răng khôn bị đau nhức, ê buốt tăng lên khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc thức ăn ngọt.

1.3. Mọc răng khôn bị đau không rõ nguyên nhân

Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến nướu bị sưng viêm và chảy máu. Những cơn đau này thường khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, không thể mở miệng lớn để ăn nhai, phát âm và giao tiếp.

răng khôn bị đau
Đau khi răng khôn mọc lệch có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, không thể mở miệng lớn.

2. Đau do mọc răng khôn có nguy hiểm không?

Mọc răng khôn đau nhức là tình trạng thường gặp, nhưng nếu đau răng khôn mấy ngày không dứt thì cần phải đến nha khoa thăm khám và điều trị. Nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

2.1 Các bệnh lý răng miệng

Bên cạnh sâu răng, tình trạng đau nhức răng khôn hàm dưới mọc ngầm có thể gây viêm nhiễm, kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng sạch sẽ. Đây là mầm mống khiến vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh nướu răng, viêm lợi, viêm nha chu.

Xem thêm:  Đau răng khôn nên làm gì? 5 cách giảm đau nhanh, hiệu quả

Đau răng khôn là nỗi ám ảnh không của riêng ai, gây cảm giác đau nhức nghiêm trọng khiến người bệnh không thể ăn uống bình thường. Vậy mọc răng khôn đau hàm phải làm sao? Hãy cùng đọc ngay bài viết bên dưới để biết cách làm thế nào…

2.2 Bệnh lợi trùm

Đây là tình trạng phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt răng khôn, khiến răng khôn bị mắc lại và khó phát triển. Nếu không được phát hiện và cắt lợi trùm răng khôn kịp thời, chẳng những gây đau răng trong cùng mà còn tăng nguy cơ xô lệch răng và yếu cung hàm.

2.3 Tăng nguy cơ phát triển u nang xương hàm

Đau răng khôn có thể thoái hóa thành u nang – một bệnh lý xương hàm có thể tác động xấu đến các dây thần kinh quan trọng quanh răng số 8.

2.4 Áp xe răng khôn

Đây là tình trạng răng khôn bị nhiễm trùng nặng nề, từ đó hình thành các ổ mủ tại thân răng, trong nướu hoặc cổ răng. Khi bị áp xe, bệnh nhân không chỉ bị đau răng trong cùng hay đau răng khôn hàm trên, mà còn dễ sưng hạch ở cổ, nhai thức ăn hoặc cắn mạnh thấy đau, thậm chí là ngậm miệng cũng bị cơn đau nhức hành hạ.

Đau răng khôn nên làm gì
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề đau răng khôn, hãy đến gặp nha sĩ để được khám, chụp X-quang nhằm mang lại chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

3. Đau răng khôn nên làm gì?

Bạn có thể áp dụng những cách sau để giảm đau răng khôn, nếu chưa có thời gian thăm khám:

3.1. Chăm sóc răng miệng kỹ càng

Việc chăm sóc răng miệng kỹ càng trong giai đoạn mọc răng khôn vô cùng quan trọng, nhằm hạn chế các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… gây ra. Tốt nhất bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày (vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ), sử dụng thêm nước súc miệng sát khuẩn và chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa cũng như mảng bám ở kẽ răng. Đừng quên chọn bàn chải lông mềm để hạn chế tổn thương nướu, răng khôn gây đau nhức.

Xem thêm:  6 thói quen sai lầm trong việc chăm sóc răng miệng

6 thói quen sai lầm trong việc chăm sóc răng miệng sẽ làm cho tình trạng răng của bạn tệ hơn dù bạn thấy mình đã vệ sinh rất kĩ. Hãy đọc và từ bỏ ngay những thói quen này để có một hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng bạn…

3.2. Sử dụng đá lạnh chườm để giảm đau

Nếu không biết đau răng khôn phải làm sao, bạn hãy thử chườm đá lạnh lên má tại khu vực đau. Chườm đá lạnh có tác dụng giảm đau, giảm sưng do mọc răng khôn. Để phương pháp này phát huy hiệu quả, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Sử dụng túi chườm lạnh hoặc cho 2 – 3 viên đá nhỏ vào trong khăn mềm.
  • Chườm khăn chứa đá lạnh lên vùng má gần vị trí mọc răng khôn, để yên từ 2 – 5 phút.
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm sưng và đau.

3.3. Súc miệng với nước muối

Như chia sẻ, sự tích tụ của vi khuẩn trong phần nướu bị nứt xung quanh răng khôn cũng là một trong những nguyên nhân gây đau. Vì vậy, việc súc miệng bằng nước muối sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và khử trùng khu vực nướu. Bạn có thể mua dung dịch nước muối sinh lý, hoặc hòa tan một muỗng cà phê muối vào cốc nước đun sôi để nguội, sau đó súc miệng 2 – 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn.

cách giảm đau răng khôn bằng súc miệng nước muối
Súc miệng bằng nước muối pha loãng là một cách chữa răng khôn bị đau nhức đơn giản, hiệu quả.

3.4. Dùng thuốc tây

Trường hợp đau do răng đang mọc bình thường, không có dấu hiệu xô lệch hay chèn ép lên các răng bên cạnh thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hay ibuprofen, để giảm viêm nướu và cảm thấy dễ chịu hơn. Song, cần lưu ý, thuốc chỉ mang tính giảm đau tạm thời và bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để chữa đau răng khôn.

3.5. Sử dụng túi trà

Nhiều nghiên cứu cho biết, chất tannin chứa trong trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh sẽ giúp giảm bớt tình trạng răng khôn bị đau nhức hiệu quả. Theo đó, bạn sử dụng trà túi lọc để pha với nước sôi. Khi túi trà nguội bớt, thì đặt vào bên trong miệng nơi bị đau.

Lưu ý nhỏ trong sinh hoạt cho người bị đau răng khôn

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, người mọc răng khôn đau hàm cần chú ý:

  • Súc miệng thật sạch bằng nước lọc và sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
  • Không dùng tăm lớn để xỉa ở những vị trí răng hàm trong cùng, hay chọc xuyên qua kẽ răng sẽ tạo khe hở.
  • Định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần khám răng để phát hiện sớm bệnh lý và các tổn thương răng miệng.
  • Không nên tự xử lý tình trạng đau nhức răng khôn bằng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, hoặc liệu pháp điều trị thiếu cơ sở khoa học.

4. Đau răng khôn có nên nhổ không?

Nhiều người thắc mắc đau răng khôn bao lâu thì hết? Liệu đau răng khôn có nên nhổ không? Nhìn chung, cơn đau của mỗi lần mọc sẽ khác nhau ở mỗi người, có người bị đau khi mọc răng khôn trong 1 – 2 ngày là khỏi, có người thì 10 ngày đến nửa tháng. Khoảng thời gian đau răng do mọc răng khôn dao động từ một tháng đến vài tháng.

Chính vì thế, nếu răng khôn đã gây đau thì việc nhổ sớm sẽ giúp loại bỏ cơn đau và tránh được tình trạng viêm nhiễm. Nếu càng kéo dài thời gian càng dễ dẫn đến tình trạng viêm và đau đớn hơn. Vậy khi nào nên nhổ răng khôn? Theo đó, các trường hợp nên nhổ răng khôn gồm:

  • Răng khôn đau gây u nang, nhiễm trùng gây tổn thương đến các răng lân cận.
  • Khi răng khôn mọc đau, chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn thì cần nhổ sớm để ngừa biến chứng.
  • Răng khôn có bệnh nha chu, sâu răng hoặc bệnh nhân cần làm chỉnh hình, trồng răng giả.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ nhưng bị dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn.

Một số trường hợp người mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, rối loạn đông máu và phụ nữ đang mang thai thì không nên nhổ dù răng khôn bị đau nhức, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, có điều kiện y tế đảm bảo, bác sĩ có tay nghề vững. Đây là cách giúp nhổ răng không đau mà còn góp phần bảo vệ các răng lân cận, đồng thời tránh biến chứng tốt hơn.

nhổ răng khôn bị đau
Bệnh nhân nên đến thăm khám với bác sĩ để kiểm tra xem tình trạng răng khôn của mình có thể nhổ hay không.

Là trung tâm nha khoa chuyên sâu, Elite Dental có chuyên khoa tiểu phẫu nhổ răng khôn với đội ngũ Bác sĩ hàng đầu, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có kinh nghiệm thực hành dày dạn. Bên cạnh đó, Elite Dental còn trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy chụp phim Xray giúp khảo sát chính xác tình trạng răng khôn mọc, máy piezotome giúp giảm sang chấn khi nhổ răng và đặc biệt công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu PRP kích thích lành thương nhanh, giảm sưng đau.

Rất nhiều khách hàng đã trải nghiệm quy trình nhổ răng khôn tại Elite Dental và phản hồi rằng “rất êm ái, nhẹ nhàng”.

Mọc răng khôn không đau có nên nhổ?

Qua phim chụp Xray, Bác sĩ có thể chẩn đoán hướng mọc răng khôn. Vì thế, mặc dù chưa gây đau, bạn có thể đến trung tâm nha khoa để chụp phim và khám tầm soát cùng Bác sĩ. Nếu hình ảnh phim chụp thể hiện răng khôn mọc lệch, Bác sĩ có thể chỉ định nhổ để tránh các biến chứng đau do răng khôn gây ra.

Có nhiều trường hợp cần nhổ răng khôn dự phòng (nhổ răng trước khi răng gây đau nhức) như phụ nữ trước khi mang thai, thuỷ thủ làm việc trên tàu trong nhiều tháng liền,… Việc nhổ trước các răng sẽ giúp tránh được các biến chứng trong khoảng thời gian không thể can thiệp nhổ (lúc mang thai, lúc trên tàu).

Xem thêm:  Nhổ răng khôn có đau không? Phương pháp nhổ không đau

Nhổ răng khôn có đau không hoặc nếu đau thì kéo dài bao lâu? Đây luôn là nỗi lo thường trực của nhiều khách hàng khi đến Elite Dental. Nhưng ở Elite, nhổ răng khôn hoàn toàn không đau đớn, bạn có tin không? Cùng tìm hiểu về y thuật…

5. Đau, nhức răng khôn nên ăn gì và kiêng gì?

Nhằm giảm cảm giác đau khi mọc răng khôn, bạn nên ăn và kiêng những món sau:

5.1. Nên ăn

Khi đau răng khôn, trước tiên bạn nên chọn những thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo hoặc súp để tránh việc sử dụng hàm để nhai quá nhiều, gây ảnh hưởng đến vị trí mọc răng khôn.

Tiếp theo, hãy ăn nhiều các rau củ quả và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nguyên nhân là vì khi mọc răng, cơ thể dễ bị sốt nhẹ nên bạn nên bạn cần tăng cường đề kháng cho cơ thể thông qua thực phẩm hàng ngày.

Cuối cùng, đừng quên bổ sung thêm sữa chua, sữa đậu nành và các chế phẩm từ sữa. Những thực phẩm này không chỉ có tác dụng giảm đau răng cùng sưng nướu, mà còn bổ sung thêm canxi, protein cho răng chắc khỏe.

5.2. Nên kiêng

Để hạn chế bị đau răng mọc răng khôn, bạn nên tránh xa những món ăn có vị cay, chua, nóng và lạnh. Thêm vào đó, bạn cần cũng tránh những thực phẩm cứng, dai và dẻo bởi bên cạnh khó vệ sinh răng sau khi ăn, những thực phẩm này còn khiến răng khôn đau buốt.

Qua những chia sẻ trên, Elite Dental mong rằng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Đau răng khôn nên làm gì?”. Nếu đang bị nỗi đau răng khôn “hành hạ”, hãy liên hệ ngay với Elite Dental để được điều trị sớm.

>> Xem thêm: Răng khôn mọc lệch ra má cần xử lý thế nào?

Bài cùng chuyên mục