Sái quai hàm là gì? Cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả

Sái quai hàm không chỉ gây đau nhức, gây trở ngại trong ăn nhai, ảnh hưởng phát âm mà còn làm giảm thẩm mỹ toàn gương mặt. Do đó, tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị kịp thời sái ở quai hàm là việc làm cần thiết đối với người bệnh.

1. Sái quai hàm là tình trạng gì?

Sái quai hàm (hay còn gọi là trật khớp hàm) là tình trạng phần xương hàm dưới bị lệch khỏi vị trí tự nhiên ban đầu. Tình trạng thường xuất hiện ở những người đã từng trật khớp hàm trước đó. Hoặc bệnh nhân mắc chứng lỏng cơ vùng xương hàm và phần dây chằng do rối loạn khớp thái dương hàm.

Sái quai hàm
Trật quai hàm là một trong những bệnh lý về khớp khá phổ biến hiện nay.

2. Trật khớp hàm: Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sái ở quai hàm là do chấn thương ở phần bắp thịt và đường gân của xương quai hàm khiến nó lệch khỏi vị trí ban đầu. Các chấn thương có thể xảy ra trong quá trình sinh hoạt như té ngã, tai nạn khi tham gia giao thông,… Ngoài ra, trật quai hàm còn xảy ra do các nguyên nhân như:

  • Viêm nhiễm ở vùng mũi và họng.
  • Tư thế nằm ngủ không đúng, đặc biệt là nằm nghiêng hoặc nằm sấp quá lâu.
  • Há miệng quá lớn khi cười, ăn nhai hoặc ngáp.
  • Những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress trong thời gian dài.

3. Nhận biết sớm triệu chứng sái quai hàm

Những người bị trẹo quai hàm có thể xuất hiện một vài triệu chứng điển hình như sau:

3.1. Vùng tai trước bị ù và đau nhức

Khi bị trật khớp hàm, người bệnh sẽ xuất hiện bị đau nhức ở khu vực hàm, lan dần lên vùng đầu và tai. Điều này có thể khiến phần tai bị ù và nhức đầu ở trước tai. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn nhân có thể nghe không rõ hoặc không nghe thấy âm thanh xung quanh.

3.2. Cổ và quai hàm bị cứng

Cứng ở cổ và quai hàm cũng là một trong những triệu chứng nhận biết trật quai hàm điển hình. Cụ thể, người bệnh sẽ cảm thấy bị tê nhức ở bên trong hàm và khó xoay vùng cổ, nhất là sau khi tỉnh dậy vào buổi sáng.

3.3. Nghe tiếng lục cục khi há miệng

Nếu bị trật khớp hàm do rối loạn khớp thái dương hàm, người bệnh không chỉ bị đau nhức mà còn có thể nghe thêm tiếng lục cục khi mở miệng. Lúc này việc ăn nhai và nói chuyện sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống của bệnh nhân.

Nhận biết các triệu chứng sái quai hàm
Há miệng có tiếng kêu lục cục là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng sái ở quai hàm.

4. Tình trạng sái quai hàm để lâu có sao không?

Trật quai hàm thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không chỉ gây ra nhiều khó chịu (đau, nhức,…), ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn gây ra một số biến chứng như méo miệng, lệch hàm,…

Bị sái ở quai hàm khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bị trật quai hàm do chấn thương, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Lưu ý, trên đường đến gặp bác sĩ bệnh nhân nên giữ hàm cố định bằng tay hoặc băng lỏng (không quá chặt) để tránh tổn thương nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Không chắc chắn hàm có bị trật khớp không.
  • Bị đau và nhức ở hàm lâu ngày không khỏi.
  • Không thể mở hoặc đóng hàm hoàn toàn như bình thường.

5. Phương pháp điều trị trật khớp hàm hiệu quả

Để điều trị tình trạng trẹo quai hàm, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

5.1 Cách xoa dịu triệu chứng trẹo quai hàm tại nhà

Nếu bị trật quai hàm mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể giảm cảm giác khó chịu bằng các cách dưới đây:

– Chườm lạnh

Trong ngày đầu bị trật khớp hàm, bệnh nhân hãy chườm một túi đá (dùng khăn quấn lại, đá viên đặt trong túi chườm) lên vị trí bị trật trong 20 phút, lặp lại 3 – 4 lần/ngày. Cách này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng sưng và đau nhức ở khu vực hàm, vùng tai trước.

– Sử dụng thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau là một cách trị trẹo quai hàm tại nhà được áp dụng nhiều. Vậy sái quai hàm uống thuốc gì? Người bệnh có thể dùng các loại thuốc như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen (Motrin, Advil).

– Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nhiều bệnh nhân thắc mắc khi bị trật khớp hàm nên ăn gì để giảm đau? Câu trả lời là trong những tuần đầu, người bệnh chỉ nên ăn thức ăn mềm như cháo, súp, sữa chua, bún,… Đồng thời, bệnh nhân trật khớp hàm tránh miếng thức ăn quá to, dai hay cứng.

Phương pháp điều trị trật khớp hàm hiệu quả
Ăn món mềm như cháo, súp,… là mẹo chữa sái quai hàm giúp cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu.

– Thay đổi thói quen sinh hoạt

Nếu bị trật khớp hàm, bệnh nhân không nên mở miệng quá rộng trong 6 tuần đầu. Bên cạnh đó, người bệnh hãy cẩn thận khi cắn thức ăn lớn, ngáp, hát hoặc nói chuyện lớn. Nếu bạn phải ngáp hãy đặt tay bên dưới cằm để hạn chế miệng mở quá rộng làm nghiêm trọng hơn tình trạng trật quai hàm.

5.2 Cách trị trật khớp hàm tại cơ sở y tế

Tùy vào mức độ sai ở quai hàm và người bệnh đã có biến chứng gì hay chưa, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

– Nắn hàm

Nắn hàm được bác sĩ chỉ định trong trường hợp sái quai hàm nhẹ. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ để hạn chế cảm giác đau trong quá trình nắn hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt 2 miếng gạc lên mặt nhai ở phía trong nhóm răng hàm dưới bên phải và trái. Bác sĩ dùng 2 ngón tay cái ấn toàn bộ khối xương hàm dưới xuống mặt nhai hàm dưới bên bị trật theo hướng xuống dưới và ra sau nhiều lần. Nếu người bệnh cảm thấy xương hàm dưới lỏng ra và cử động dễ dàng thì nghĩa là xương hàm đã đúng khớp.

– Phẫu thuật hàm

Phẫu thuật hàm được bác sĩ chỉ định với trường hợp trật khớp hàm nặng không thể nắn chỉnh. Phẫu thuật hàm cần thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa Cơ xương khớp để đạt hiệu quả điều trị cao và an toàn.

6. Lưu ý sau điều trị sái quai hàm, tránh bệnh tái phát

Sau khi điều trị trẹo quai hàm, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau để tránh tình trạng tái phát:

  • Sau khi điều trị trật khớp hàm, người bệnh hạn chế nói chuyện, há miệng to; nghiến răng khi ngủ.
  • Chườm khăn ấm để giảm chuột rút, co cứng cơ quai hàm sau khi điều trị.
  • Trong bữa ăn hàng ngày, bệnh nhân nên ưu tiên món ăn mềm và tránh các thực phẩm cứng, dai và cần phải nhai nhiều.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh và hạn chế tình trạng lo âu – stress.
  • Tránh va chạm mạnh vào vùng quai hàm.
  • Bệnh nhân có thể massage quai hàm và tập luyện cơ miệng để đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Biện pháp điều trị sái quai hàm
Massage quai hàm nhẹ nhàng để tình trạng trật khớp hồi phục nhanh chóng, hiệu quả hơn.

7. Cách phòng ngừa sái quai hàm hiệu quả bạn nên biết

Ngoài việc tìm cách chữa trị, bệnh nhân nên quan tâm đến cách ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số cách tránh trật khớp hàm hiệu quả:

    • Sử dụng nón bảo hiểm, dụng cụ bảo vệ miệng khi chơi các môn thể thao, lao động, làm việc,…
    • Không mở miệng quá rộng khi ngáp hoặc ăn uống.
    • Hạn chế các cử động quá sức ở khớp hàm.
    • Luôn đặt tay dưới cằm khi ngáp để hạn chế tình trạng há miệng quá rộng khi ngáp.
    • Nếu bị rối loạn khớp thái dương hàm thì nên đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm ngay từ sớm, tránh bệnh khiến quai hàm bị trật.
    • Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên sử dụng máng chống nghiến hoặc đến gặp bác sĩ nha khoa để xác định nguyên nhân nghiến răng. Trường hợp nghiến răng do sai khớp cắn bị lệch, bạn có thể thực hiện niềng răng để định hình lại khớp cắn, giúp dịch chuyển các răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, từ đó khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ. Để đạt kết quả chỉnh nha hiệu quả nhất, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín – nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn.

Elite Dental – Địa chỉ điều trị vấn đề khớp cắn an toàn và nhanh chóng

Trong hành trình hơn 12 năm hoạt động, Elite Dental luôn tự tin là địa chỉ chỉnh nha đáng tin cậy giúp nhiều khách hàng khắc phục các nguyên nhân gây sai khớp hàm như sai lệch khớp cắn. Bởi Elite Dental quy tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn giỏi, có hiểu biết chuyên sâu về chỉnh nha, cấu trúc xương hàm và cách răng di chuyển. Bác sĩ còn không ngừng nghiên cứu, tham gia các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn đảm bảo tư vấn kế hoạch điều chỉnh nha chính xác cho khách hàng.

Song hành cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, Elite Dental còn ‘ghi điểm’ bởi nhiêu ưu điểm nổi bật như:

  • Phòng khám cung cấp đa dạng phương pháp chỉnh nha như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt,… Điều này giúp quý khách hàng dễ dàng lựa chọn phương pháp phù hợp với nhu cầu, tài chính của mình.
  • Elite Dental đã đầu tư trang thiết bị hỗ trợ chỉnh nha hiện đại như máy Scan 3D Trios, máy chụp phim Sirona (Đức), phần mềm dự đoán và mô phỏng kế hoạch điều trị Clincheck,… phòng chỉnh nha riêng tư giúp khách hàng thoải mái trong suốt quá trình niềng răng.
  • Vật liệu niềng răng chính hãng, đảm bảo chứng nhận an toàn. Khay niềng răng trong suốt được sản xuất bằng vật liệu nhựa sinh học, có chứng nhận của FDA (Cục quản lý thực phẩm – dược phẩm Hoa Kỳ) không gây bất kỳ tác dụng phụ hay dị ứng cho bệnh nhân.
  • Elite Dental đảm bảo kết thúc ca niềng răng cho khách hàng đạt 6 tiêu chí vàng gồm: Khớp cắn đúng; đường giữa hàm trên trùng với đường giữa mặt; các răng xếp lồng múi với nhau ở đúng vị trí; khả năng ăn nhai, phát âm tốt; kết quả bền vững, ổn định.
Điều trị sái quai hàm tại Elite Dental
Đến Elite Dental, quý khách hàng có thể trải nghiệm quá trình niềng răng thoải mái, hiệu quả cùng đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, tận tình và giàu kinh nghiệm.

>> Đừng để những vấn đề sai lệch khớp cắn khiến bạn bị trật khớp hàm, đau nhức, khó khăn khi sinh hoạt. Liên hệ Elite Dental để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kế hoạch chỉnh nha ngay hôm nay nhé!

8. Câu hỏi thường gặp về sái quai hàm

Xoay quanh vấn đề trật khớp hàm là gì, nhiều bệnh nhân cũng có các thắc mắc sau:

8.1. Sái quai hàm có tự khỏi không?

Thông thường, tình trạng sái ở quai hàm không thể tự khỏi mà cần có sự hỗ trợ các phương pháp bên ngoài như nắn hàm. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý nắn chỉnh quai hàm vì có thể ảnh hưởng dây thần kinh vùng mặt và các bộ phận xung quanh.

8.2. Ngáp bị sái quai hàm phải làm sao?

Nếu ngáp bị trật khớp hàm, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, xác định mức độ trật hàm. Tùy vào tình trạng, bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị (nắn hàm, phẫu thuật hàm) phù hợp, đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Tình trạng sái quai hàm cần được điều trị sớm để phục hồi chức năng ăn nhai, nói chuyện thoải mái cũng như lấy lại nụ cười tự tin. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng trật khớp hàm tối ưu bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có hành trình điều trị an toàn và hiệu quả nhé!

Bạn có thể biết:
>> Đau hàm khi há miệng nguy hiểm không? Giải pháp khắc phục hiệu quả
>> Há miệng có tiếng kêu 1 bên do đâu? Có nguy hiểm không?

Bài Viết Liên Quan