Đau hàm khi há miệng nguy hiểm không? Giải pháp khắc phục hiệu quả

Há miệng ra bị đau hàm ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về xương hàm như viêm khớp, xơ cứng khớp… Vậy chính xác nguyên nhân là gì, làm thế nào khắc phục? Bác sĩ Elite Dental sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Dấu hiệu đau hàm khi há miệng

Bệnh nhân dễ dàng nhận biết mình có gặp tình trạng đau hàm bằng cách há miệng thật to và cảm nhận thử hai bên hàm có đau không. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng đi kèm thường gặp là:

  • Hàm co cứng, đau đớn.
  • Cảm thấy đau nhức âm ỉ xung quanh hoặc bên trong vùng tai, nhất là khi há to miệng.
  • Khó ăn nhai như bình thường.
  • Đóng – mở miệng khó khăn.
  • Đau nhức vùng đầu hoặc toàn bộ vùng mặt.
Há miệng ra bị đau hàm
Đau khớp hàm khi há miệng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Nguyên nhân há miệng ra bị đau hàm

Hiện tượng này có thể đến từ nhiều nguyên do khác nhau như:

2.1. Rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là bộ phận linh động duy nhất của sọ mặt giúp hàm đóng – mở dễ dàng. Khi phần khớp này gặp vấn đề (cơ và hàm trên mặt bị viêm), người bệnh không thể cử động răng miệng như bình thường, chịu cơn đau thắt khó chịu. Kèm theo đó, vùng mắt rất nặng, cơ hàm căng cứng và cơ thể mệt mỏi.

2.2. Sái quai hàm

Quai hàm bị sái cũng có khả năng gây ra cơn đau quai hàm khi há miệng cùng với một số triệu chứng phổ biến như đau vùng cổ, mặt, tai thường xuyên; ù tai; khó vận động cổ… Theo đó, bệnh nhân dễ sái quai hàm khi bất ngờ há miệng quá rộng (khi ngáp hoặc cười).

2.3. Thói quen nghiến răng

Nghiến răng liên tục khi ngủ là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng đau cơ hàm khi há miệng. Nếu không thay đổi thói quen sớm thì khả năng cao người bệnh bị rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (rối loạn cơ nhai, khớp thái dương), không thể ăn uống và khiến răng mòn, lung lay, ê buốt…

Xem thêm:  Trẻ ngủ nghiến răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Nhiều ba mẹ bối rối khi thấy trẻ ngủ nghiến răng và phát ra tiếng kêu ken két, vì không biết nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm không? Để có lời giải đáp và cách chữa nghiến răng ở trẻ, mời phụ huynh cùng đọc tiếp bài viết…

2.4. Răng khôn mọc lệch

răng khôn là chiếc răng ở trong cùng mỗi bên hàm, nên khi mọc có thể lan rộng cơn đau sang phần khung hàm. Nguy hiểm hơn, nếu răng khôn mọc lệch nhưng không được xử lý kịp thời thì có thể dẫn tới nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn răng miệng, viêm lợi trùm, sâu răng, viêm nha chu

Bị đau hàm khi há miệng
Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng đau răng khôn không há được miệng.
Tin liên quan:
> Răng khôn mọc lệch nhưng không đau có nên nhổ?
> Răng khôn mọc ngầm: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
> Răng khôn mọc ngang có sao không? Có nên nhổ không?

2.5. Răng bị sâu

Bất kỳ răng nào trên cung hàm bị sâu nhưng không khắc phục sớm đều ảnh hưởng đến tủy, sau đó tác động tiêu cực đến toàn bộ dây thần kinh, dẫn đến đau hàm không há được miệng. Không chỉ vậy, sâu răng còn để lại những hậu quả khó lường như nhiễm trùng chóp răng, áp xe răng, tiêu xương hàm

Xem thêm:  Nhổ răng sâu: Trường hợp cần nhổ, chi phí và lưu ý cần biết

Sâu răng nếu không khắc phục kịp thời bằng phương pháp thích hợp thì người mắc không chỉ gặp cản trở trong ăn uống hàng ngày, mà còn có thể đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như viêm tủy răng, mẻ răng, tổn thương thần kinh… Thế nhưng…

2.6. Chấn thương

Một nguyên nhân khác khiến khung hàm bị đau mỗi lần há miệng là chấn thương do tai nạn, té ngã, va đập… hoặc bất ngờ há miệng rộng, dẫn đến trật khớp cắn hoặc trật khớp thái dương hàm.

3. Bị đau hàm khi há miệng có nguy hiểm không?

Trường hợp đau nhẹ, người bệnh có thể tự khắc phục bằng một số biện pháp đơn giản tại nhà. Còn nếu đau nhức nhiều, đi kèm các biểu hiện bất thường như ăn nhai khó khăn, khó nuốt, sưng tấy… thì tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Bởi lẽ, tình trạng đau kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng như không thể há miệng được, lệch hàm, răng mòn và nhạy cảm…

4. Cách điều trị đau khớp hàm khi há miệng

Dưới đây là những phương pháp chữa đau khi há miệng hiệu quả, được chỉ định tùy theo từng trường hợp:

4.1. Biện pháp giảm đau tại nhà

Bạn có thể giảm bớt cơn đau nhức khung hàm mức độ nhẹ bằng một trong các cách sau:

  • Chườm ấm, chườm lạnh: Luân phiên chườm ấm và chườm lạnh (khi có biểu hiện sưng, viêm) giúp cơn đau thuyên giảm dần, không bị sưng tấy.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng: Bạn sử dụng ngón trỏ và ngón giữa ấn nhẹ nhàng lên vùng đau nhức, sau đó xoa nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút. Thực hiện vài lần hàng ngày để khắc phục tình trạng há miệng đau quai hàm hiệu quả.
  • Đổi tư thế nằm ngủ: Nếu há miệng bị đau hàm phải do chỉ nằm nghiêng một bên hay khi ngủ nghiến răng thường xuyên, có khả năng tư thế nằm ngủ chưa đúng. Lúc này, bạn nên thay đổi sang một vài tư thế ngủ được khuyến khích là ngủ nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa, kê gối ở đầu hơi cao hơn so với thân.
  • Chú ý chế độ ăn uống: Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống đủ chất; tránh tiêu thụ đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ cay nóng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là tăng độ cứng cáp cho xương – răng.

4.2. Dùng thuốc giảm đau

Nếu đã thử những cách trên nhưng cơn đau không thuyên giảm, bạn hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau để được chỉ định đúng liều lượng. Các thuốc giảm đau thông dụng là Ibuprofen, Acetaminophen hay Paracetamol…

4.3. Điều trị nha khoa

Trường hợp há miệng đau cơ hàm vì vấn đề liên quan đến cấu trúc răng – cơ hàm – khớp thái dương, tốt hơn hết, bạn nên tới phòng khám nha khoa sớm để bác sĩ kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn như:

  • Niềng răng cho răng mọc lệch, sai khớp cắn.
  • Nhổ răng nếu răng khôn mọc lệch.
  • Trám răng hoặc nhổ răng nếu răng bị sâu.
  • Đeo khay/máng chống nghiến nếu nghiến răng. 

Thêm một lời khuyên nhỏ khác cho bạn là hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ chuyên khoa chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm nhằm có phương án điều trị an toàn – hiệu quả nhất.

Là một trong những trung tâm nha khoa hàng đầu hiện nay, Elite Dental tự tin giúp khách hàng gặp tình trạng đau hàm không há miệng có thể chữa khỏi. Để làm được điều này nhờ Elite sở hữu:

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn: Phòng khám quy tụ 100% bác sĩ nha khoa dày dạn kinh nghiệm, chuyên sâu cao, am hiểu về cấu trúc cơ xương hàm giúp bệnh nhân thăm khám cẩn thận và chỉ định lộ trình, phương pháp điều trị tối ưu. Nhờ vậy, khách hàng có kết quả toàn diện cả về thẩm mỹ lẫn khớp cắn, bảo tồn răng thật tối đa, có thể ăn nhai tốt và không còn đau nhức.
Há miệng bị đau hàm phải
Bác sĩ nha khoa tại phòng khám Elite Dental không chỉ có kiến thức chuyên môn, mà còn giữ thái độ làm việc chuyên nghiệp, cẩn trọng.
  • Bác sĩ thao tác tỉ mỉ, nhanh chóng và chính xác: Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế cho hàng nghìn ca gặp vấn đề răng miệng từ đơn giản đến phức tạp, tất cả bác sĩ tại Nha khoa Elite đều nắm vững kiến thức chuyên môn và thao tác thuần thục, đúng kỹ thuật. Điều này đảm bảo khách hàng cảm thấy thoải mái, hạn chế tối đa sưng đau và có trải nghiệm điều trị nhẹ nhàng.
  • Trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị hỗ trợ điều trị: Elite Dental liên tục cập nhật công nghệ mới nhất như máy Scan 3D Trios lấy dấu răng chuẩn xác khi chỉnh nha, nhổ răng không đau với máy siêu âm Piezotome, công nghệ gây tê không đau từ The STA Single Tooth Anesthesia®, máy chụp phim CBCT nhập khẩu từ Đức… Kết hợp cùng phòng phẫu thuật đạt tiêu chuẩn vô trùng, vô khuẩn giúp quá trình nhổ răng hoặc chỉnh nha an toàn.
Đau hàm khi há miệng
Nha khoa Elite đầu tư chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cao cấp giúp quá trình điều trị thuận lợi, an toàn.
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 nhiệt tình: Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp nha khoa qua ngay khi gặp vấn đề. Đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc nhanh chóng.

>> Đặt hẹn cùng Elite Dental ngay hôm nay để được bác sĩ hàng đầu thăm khám, không lo đau quai hàm làm cản trở bạn tận hưởng cuộc sống.

4.4. Phẫu thuật

Nếu đau răng hàm không há được miệng có xu hướng diễn tiến ngày một nặng hơn và không thể cải thiện bằng các phương pháp khác, bệnh nhân cân nhắc phương án phẫu thuật. Nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng, bởi việc phẫu thuật có thể để lại một số tác dụng phụ không mong muốn là nóng sốt, mưng mủ, nhiễm trùng…

5. Làm thế nào để ngăn ngừa đau quai hàm khi há miệng?

Nhằm hạn chế đau quai hàm bên trái hoặc đau quai hàm bên phải khi há miệng, bạn nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng tránh hữu ích sau:

  • Tránh mở miệng quá to một cách đột ngột khi ăn uống hoặc cười nói.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn dai dính hoặc cứng như kẹo cao su, xôi nếp, móng tay…
  • Nên rèn luyện cách nhai thực phẩm đều hai bên hàm.
  • Định kỳ kiểm tra mỗi 6 tháng để tầm soát vấn đề răng miệng và tìm cách xử lý sớm.
  • Tập luyện những bài tập thư giãn cơ quai hàm hàng ngày.

Nhìn chung, tình trạng há miệng bị đau hàm nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Do vậy, ngay khi nhận thấy cơn đau khung hàm xuất hiện, bạn hãy chủ động liên hệ bác sĩ để kiểm tra toàn diện, xác định nguyên nhân và xây dựng lộ trình điều trị phù hợp.

Bài Viết Liên Quan