Răng chết tủy là một biến chứng nghiêm trọng, cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tủy răng bị chết, cách nào điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
Mục lục
- 1. Răng bị chết tủy là gì?
- 2. Dấu hiệu răng chết tủy bạn nên biết
- 3. Nguyên nhân gây chết tủy răng
- 4. Chết tủy răng có nguy hiểm không? Tác hại như thế nào?
- 5. Răng chết tủy tồn tại được bao lâu?
- 6. Răng bị chết tủy phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả
- 7. Cách phòng ngừa răng bị chết tủy nên biết
- 8. Câu hỏi thường gặp
1. Răng bị chết tủy là gì?
Răng chết tủy là tình trạng răng bị viêm, bị nhiễm trùng nặng kéo dài mà không được xử lý kịp thời. Tủy răng chết thường không thể phục hồi, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh.
Bởi tủy răng là nơi chứa các mạch máu và dây thần kinh được bao bọc bởi lớp men răng. Vị trí của tủy răng nằm ở lớp trong cùng của răng (được bao bọc bởi men răng và ngà răng), kéo dài xuống chân răng có nhiệm vụ tạo ngà răng, cung cấp dinh dưỡng và truyền cảm giác cho răng.
2. Dấu hiệu răng chết tủy bạn nên biết
Tùy theo từng giai đoạn mà dấu hiệu nhận biết tủy răng chế sẽ khác nhau, cụ thể là:
2.1 Giai đoạn viêm tủy phục hồi
Đây là giai đoạn đầu của viêm tủy, các tổn thương ở tủy răng gây nên tình trạng đau nhức, ê buốt, đặc biệt là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Các cơn đau thường kéo dài và nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Nếu phát hiện sớm các cơn đau bất thường, điều trị kịp thời trong giai đoạn này thì tủy răng có thể hồi phục được.
2.2 Viêm tủy không hồi phục
Viêm tủy không hồi phục là giai đoạn tình trạng viêm tiến triển làm tổn thương tủy hoàn toàn. Lúc này, các mô tủy bị tổn thương và không có khả năng phục hồi. Một số triệu chứng của viêm tủy không phục hồi đó là: đau răng dữ dội có thể lan rộng, cơn đau tự phát, sưng xung quanh răng và nướu, hôi miệng, nhạy cảm hơn 30 giây với thức ăn lạnh,…
2.3 Giai đoạn hoại tử tủy
Trong giai đoạn hoại tử tủy, răng không còn cảm giác đau nhức do mô tủy chết, chức năng dẫn truyền thần kinh mất. Dịch tủy còn chảy ra ngoài qua chóp răng mang theo vi khuẩn có thể ảnh hưởng vùng khác. Thời gian lâu dần có thể dẫn đến viêm xương, nguy hiểm hơn là tiêu xương, mất răng.
3. Nguyên nhân gây chết tủy răng
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến răng bị chết tủy:
3.1 Chết tủy do sâu răng
Sâu răng thời gian dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng và tủy răng. Khi vi khuẩn vào sâu trong tủy răng sẽ bị hồng cầu ngăn chặn, từ đây xuất hiện phản ứng viêm, gây đau dữ dội. Nếu không điều trị kịp thời thì áp lực trong tủy tăng lên, dây thần kinh bị đứt, máu không được đưa vào các mô trong tủy khiến tủy răng bị chết.
3.2 Chết tủy do răng gãy, nứt, mẻ
Nguyên nhân chết tủy răng tiếp theo là do các chấn thương vật lý khiến răng bị sứt, mẻ, gãy,… khiến các mạch máu có thể bị đứt gãy, nguồn cung cấp máu đến răng bị dừng lại. Điều này khiến dây thần kinh và các mô không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến răng chết tủy.
3.3 Răng chết tủy do viêm nướu, viêm nha chu
Những trường hợp bị viêm nướu, viêm nha chu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, áp xe răng, mưng mủ,… Thời gian dài, vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, ống tủy dẫn đến viêm tủy. Tủy răng bị vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến phản ứng viêm, gây đau nhức răng, trường hợp nghiêm trọng là khiến tủy răng bị chết.
4. Chết tủy răng có nguy hiểm không? Tác hại như thế nào?
Răng bị chết tủy gây đau nhức, ê buốt,… khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, nếu không điều trị sớm, tình trạng răng chết tủy có thể tiến triển nặng làm nghiêm trọng thêm bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nướu,…), áp xe răng, viêm xương, tiêu xương hàm, mất răng,…
Do vậy, nếu phát hiện biểu hiện răng bị chết tủy thì bạn nên điều trị sớm để loại bỏ tình trạng đau nhức, khó chịu, giúp việc ăn nhai bình thường, giảm nguy cơ phải nhổ bỏ răng thật.
5. Răng chết tủy tồn tại được bao lâu?
Những chiếc răng đã bị chết tủy nếu không được điều trị thường chỉ tồn tại được một thời gian ngắn (khoảng 3 tháng đến 1 năm). Điều này là bởi khi tủy răng chết, quá trình sừng hóa mô răng diễn ra khiến răng giòn hơn, dễ bị lung lay, sứt mẻ khi ăn uống, nghiêm trọng hơn là bị gãy rụng.
6. Răng bị chết tủy phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả
Khi phát hiện các dấu hiệu răng chết tủy, bạn nên đến nha khoa để xử lý dứt điểm, không nên áp dụng cách chữa tại nhà. Theo đó, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa đáng tin cậy, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi để thăm khám, điều trị kịp thời, mang lại kết quả bền vững và ổn định.
Hoạt động theo phương châm bảo tồn tối đa răng thật cùng kinh nghiệm phong phú trong điều trị răng chết tủy cho nhiều khách hàng, đội ngũ Bác sĩ tại Elite Dental sẽ thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn phương pháp phù hợp cho từng giai đoạn.
6.1 Điều trị tủy răng chết
Điều trị tủy răng giúp lấy sạch toàn bộ tủy răng bị tổn thương (bao gồm cả phần tủy buồng và tủy chân), cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu, đồng thời bảo tồn tối đa răng thật.
Tại Elite, quy trình điều trị tủy răng chuẩn y khoa, với 3 bước:
- Bước 1: Thăm khám và kiểm tra tủy răng.
- Bước 2: Gây tê và bắt đầu điều trị tủy răng.
- Bước 3: Trám ống tủy và phục hình răng lại như bình thường.
Bác sĩ Elite Dental với chuyên môn dày dặn, thực hiện lấy tủy răng thành thạo theo đúng quy trình, giúp việc điều trị diễn ra nhanh chóng, chỉ trong 1 buổi hẹn, mất khoảng từ 30 – 90 phút. Riêng đối với trường hợp phức tạp, thời gian điều trị tủy răng có thể mất 2 buổi hẹn.
6.2 Nhổ răng bị chết tủy
Nhiều khách hàng thắc mắc rằng răng chết tủy có nên nhổ hay không? Điều này phụ thuộc nhiều vào tình trạng chết tủy của bạn. Theo đó, trong quá trình thăm khám, nếu tình trạng răng bị tổn thương nghiêm trọng, không giữ lại được nữa, bác sĩ Elite Dental sẽ tư vấn thực hiện nhổ răng.
Quy trình nhổ răng chết tủy chuẩn y khoa được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành chụp phim để xác định tình trạng răng bị chết tủy hiện tại và đưa ra phương án nhổ phù hợp.
- Bước 2: Khách hàng làm xét nghiệm máu để loại bỏ các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình nhổ răng.
- Bước 3: Bác sĩ tiến hành gây tê và nhổ răng chết tủy. Sau đó, khách hàng nghỉ ngơi và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để hồi phục vết thương nhanh chóng.
Quy trình nhổ răng chết tủy Elite Dental đảm bảo chuẩn y khoa, được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tiểu phẫu giàu kinh nghiệm, từng công tác tại bệnh viện lớn và tham gia giảng dạy tại trường đại học. Các bác sĩ luôn ưu tiên thủ thuật hạn chế xâm lấn tối đa, thao tác chuẩn xác và nhẹ nhàng, mang lại trải nghiệm nhổ răng thoải mái, hạn chế sưng viêm, đau nhức sau phẫu thuật.
7. Cách phòng ngừa răng bị chết tủy nên biết
Để ngăn ngừa tình trạng chết tủy răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài, bạn có thể lưu ngay biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thương răng và nướu.
- Sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch tối ưu khoang miệng, tránh thức ăn thừa tích tụ.
- Đến gặp nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho răng, giúp nuôi dưỡng tủy khỏe mạnh.
- Đến gặp bác sĩ nhanh chóng khi có các chấn thương vật lý ảnh hưởng đến răng.
- Sử dụng đồ bảo vệ cho răng khi tham gia các môn thể thao đối kháng như taekwondo, boxing,…
- Dùng miếng bảo vệ răng vào ban đêm, ngăn ngừa nguy cơ nghiến răng khi ngủ.
- Khi có các dấu hiệu như đau, ê buốt, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân, loại trừ bệnh lý viêm tủy.
8. Câu hỏi thường gặp
Cùng tìm hiểu một số câu hỏi sau đây để giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về tình trạng răng chết tủy:
8.1 Răng chết tủy có đau không?
Răng bị chết tủy gây đau nhức dữ dội và thường nặng hơn về đêm. Nếu cơn đau xuất hiện thường xuyên có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sức khỏe tinh thần của người bệnh.
8.2 Răng chết tủy có trám được không?
Răng bị chết tủy có thể trám được. Khi điều trị tủy, bác sĩ sẽ làm sạch và lấy hết tủy ra, sau đó trám bít ống tủy và phục hình răng sứ lên để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng của răng.
8.3 Vì sao răng chết tủy bị đen?
Răng chết tủy đổi màu là do tình trạng nhiễm trùng do các bệnh lý nha khoa bao gồm: viêm nha chu, sâu răng,… Khi nhận thấy biểu hiện này, bạn nên đi thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp, giúp bảo tồn răng thật.
Răng bị chết tủy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn mà còn làm tăng nguy cơ mất răng thật. Do đó, khi nhận thấy có các dấu hiệu như đau dữ dội kéo dài, đặc biệt vào ban đêm, bạn có thể Liên hệ Elite Dental để được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng. Với triết lý xâm lấn tối thiểu, bảo tồn răng thật tối đa, Elite sẽ mang đến phương án điều trị phù hợp nhất, giúp khách hàng sở hữu nụ cười khỏe đẹp.
Bài viết liên quan: >> Các triệu chứng sau khi lấy tủy răng & khi nào bất thường? >> Quy trình lấy tủy răng bao gồm những bước nào? >> Lấy tủy răng mấy lần mới xong? Lấy tủy lần 2 có đau không?