Điều trị tủy răng là phương pháp loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm hoặc hư hại, nhằm giảm đau và bảo vệ răng khỏi nguy cơ bị nhổ bỏ. Tuy nhiên, nếu răng lấy tủy rồi vẫn đau nhức hoặc cơn đau trở nên dai dẳng, đây có thể là dấu hiệu bất thường cần được lưu ý. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, và làm sao để khắc phục hiệu quả? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Mục lục
1. Điểm danh các dấu hiệu bình thường & bất thường sau khi lấy tủy răng
Tủy răng nằm trong hốc tủy và được bảo vệ bởi lớp mô cứng của răng, bao gồm men và ngà răng. Là một tổ chức liên kết đặc biệt, tủy răng chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, giữ vai trò tạo ngà răng, nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác từ bên ngoài tới thân răng. Chính vì vậy, khi tủy răng bị tổn thương do sâu răng, vỡ răng, nó có thể gây ra những cơn đau nhức, sưng tấy hoặc nhiễm trùng, đòi hỏi phải điều trị tủy răng kịp thời.
Sau khi lấy tủy răng, một số biểu hiện dưới đây là hoàn toàn bình thường:
- Không có cảm giác đau, răng vẫn giữ trạng thái bình thường.
- Trong ngày đầu sau khi hết thuốc tê, răng có thể bị nhức, ê buốt khi chạm nhẹ vào răng.
- Cảm giác khó chịu khi nhai, nhất là khi ăn thức ăn cứng hoặc nóng/lạnh.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải những triệu chứng dưới đây, đó có thể là dấu hiệu bất thường và bạn cần chú ý hơn:
- Răng đã lấy tủy bị đau âm ỉ hoặc đau dữ dội thường xuyên.
- Xuất hiện tình trạng sưng đau nướu sau khi lấy tủy.
- Các triệu chứng khác như chảy máu chân răng, chảy dịch mủ bất thường…
Vậy thực chất sau khi lấy tủy răng có đau không? Thực tế, quá trình lấy tủy răng hiếm khi gây ra đau nhức nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, nếu có đau, cảm giác này chỉ kéo dài trong vài ngày và sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu chữa tuỷ răng về bị đau kéo dài hoặc trở nên dữ dội, có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh cần tìm hiểu rõ ràng để biết được vấn đề và có hướng xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân lấy tủy răng xong vẫn đau nhức
Lấy tủy răng xong có bị đau không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, sau khi lấy tủy răng lần 1 vẫn còn đau có thể là dấu hiệu của một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ các lý do sau:
2.1 Bác sĩ điều trị tay nghề kém
Tình trạng lấy tủy răng xong còn đau có thể do bác sĩ điều trị không thực hiện đúng kỹ thuật. Trong quá trình điều trị, nếu bác sĩ không cẩn thận, có thể làm thủng sàn tủy hoặc chóp tủy, gây tổn thương thêm cho cấu trúc răng. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán sai tình trạng bệnh lý cũng có thể dẫn đến phương pháp điều trị không đúng, khiến răng lấy tủy rồi vẫn đau nhức kéo dài.
2.2 Lấy tủy chưa triệt để, còn thiếu sót
Những răng có đặc điểm phức tạp như có nhiều ống tủy, ống tủy có hình dạng phức tạp (bị cong quá nhiều, có hình chữ S), hoặc có nhiều nhánh tủy phụ… khiến việc làm sạch trở nên khó khăn. Nếu bác sĩ không quan sát kỹ và thao tác thiếu cẩn thận, các mô viêm còn sót lại bên trong tủy sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Kết quả là lấy tủy răng lần 1 vẫn còn đau nhức không giảm.
2.3 Hệ thống ống tủy chưa được làm sạch
Khi điều trị tủy răng, bác sĩ sẽ sử dụng các dung dịch như CHX, NaOCl để loại bỏ vi khuẩn trong hệ thống ống tủy. Tuy nhiên như đã đề cập, nếu ống tủy có cấu trúc phức tạp hoặc khó tiếp cận, và thiếu sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại thì tủy răng sẽ không được hút sạch sẽ. Bên cạnh đó, nếu dung dịch bơm rửa không được sử dụng đúng cách hoặc quá trình bơm rửa không được thực hiện kỹ lưỡng, thì việc diệt sạch vi khuẩn là không thể triệt để. Những yếu tố này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, dẫn đến dù lấy tủy răng xong vẫn đau.
2.4 Trám bít ống tủy không cẩn thận
Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức nhiều khả năng đến từ lỗi trong quá trình trám bít ống tủy. Nếu hàn tủy chưa đủ chiều dài của ống tủy gây không sát khít, sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập và gây viêm cho khoang tủy. Ngoài ra, việc hàn tủy vượt quá chóp răng có thể khiến vật liệu hàn kích ứng các mô quanh chóp, làm cơn đau trở nên dai dẳng hơn.
2.5 Nguyên nhân khác
Bên cạnh các yếu tố liên quan đến kỹ thuật điều trị tủy, lấy tủy răng xong vẫn đau cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như dụng cụ chữa tủy không đảm bảo sát khuẩn, vô trùng kỹ lưỡng; thuốc trám tủy không đảm bảo chất lượng; chăm sóc răng miệng không cẩn thận… Ngoài ra, một số trường hợp người lớn tuổi, có tiền sử dị ứng, mắc bệnh lý toàn thân cũng có thể gặp tình trạng răng lấy tủy rồi vẫn đau hơn bình thường.
3. Cách giảm đau răng sau khi lấy tủy an toàn, hiệu quả
Để làm dịu cảm giác ê buốt và đau nhức răng sau lấy tủy, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:
3.1 Chườm lạnh
Một trong những cách xoa dịu cơn đau răng sau khi lấy tủy dễ thực hiện nhất là sử dụng chườm lạnh. Hơi lạnh sẽ giúp làm dịu cơn đau, giảm sưng tại vùng răng bị tổn thương. Bạn có thể sử dụng một miếng gạc hoặc đá bọc trong khăn sạch và đặt lên vùng đau trong khoảng 5 phút. Sau đó, nếu cơn đau nhức răng sau khi lấy tủy có dấu hiệu tái phát, hãy lặp lại quá trình này mỗi 15 phút cho đến khi cảm giác đau giảm dần.
3.2 Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Thông thường, sau mỗi ca điều trị tủy, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để giúp bạn kiểm soát cơn đau và tránh tình trạng răng lấy tủy rồi vẫn đau. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Vì việc tự ý tăng liều hoặc sử dụng thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
3.3 Ăn thực phẩm mềm và tránh món ăn có tính axit, chứa nhiều đường
Sau khi lấy tủy răng có đau không cũng sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn uống của bạn. Các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng một số cách giảm đau răng sau khi lấy tủy như ưu tiên các món mềm, dễ nuốt như cháo, súp. Bên cạnh đó, thực phẩm có tính axit hoặc chứa nhiều đường cũng nên giảm thiểu, vì chúng có thể gây tê buốt, làm tăng cảm giác khó chịu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
3.4 Đến nha khoa thăm khám
Răng sẽ bị tác động trong quá trình lấy tủy, vì vậy bạn sẽ cảm thấy đau nhức nhẹ trong 2-3 ngày đầu. Nhưng đã qua thời gian này mà cơn đau vẫn không thuyên giảm, kèm theo triệu chứng sưng tấy nướu hoặc chảy máu, bạn nên đến ngay nha khoa để được kiểm tra.
Điều quan trọng là bạn nên tìm đến nha khoa uy tín hơn, nơi có bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục cơn đau hiệu quả nhất. Elite Dental là Trung tâm Nha khoa chuyên sâu đáng tin cậy tại TP Hồ Chí Minh. Nha khoa sở hữu đội ngũ bác sĩ với chuyên môn vững vàng, đầy đủ giấy phép hành nghề và kinh nghiệm dày dặn sẽ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra những tư vấn tận tình, giúp bạn điều trị triệt để tình trạng lấy tủy răng lần 1 vẫn còn đau.
Theo đó, tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đề xuất một trong ba phương pháp sau:
- Trường hợp thao tác trám bít ống tủy chưa sát khít, bác sĩ sẽ tháo bỏ miếng trám cũ và tiến hành phục hình lại.
- Nếu bị đau do chữa tủy vẫn còn sót lại, bác sĩ thực hiện lấy tủy lần thứ hai.
- Tình trạng răng bị thủng sàn tủy hoặc tổn thương chóp tủy không thể phục hồi được, lúc này, nhổ răng là giải pháp cần thiết để ngừng tình trạng viêm nhiễm. Sau đó, bạn nên trồng răng Implant để cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Khi đến với Elite Dental, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tay nghề bác sĩ. Với kinh nghiệm dày dặn và đã điều trị thành công nhiều trường hợp răng lấy tủy rồi vẫn đau, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác lấy tủy chuẩn xác và nhẹ nhàng, hạn chế tối đa cảm giác sưng đau.
Trường hợp phải nhổ răng và cần phục hình, Elite Dental sở hữu chuyên khoa trồng răng Implant với quy trình cấy ghép chuẩn y khoa. Phương pháp trồng răng nhẹ nhàng, thời gian điều trị nhanh chóng, sử dụng các loại trụ Implant phổ biến, giúp khách hàng có nụ cười tự tin và chức năng ăn nhai phục hồi như mong muốn.
Phòng khám Elite Dental sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, hỗ trợ đắc lực trong việc chẩn đoán và điều trị tủy răng. Nhờ công nghệ tiên tiến, quá trình chữa tủy sẽ trở nên thoải mái hơn, đồng thời mang lại hiệu quả nhanh chóng. Hơn hết toàn bộ quy trình điều trị tại Elite Dental luôn tuân thủ vô trùng nghiêm ngặt, đảm bảo tiệt trùng dụng cụ kỹ lưỡng, ngăn ngừa tối đa lây nhiễm chéo. Phòng tiểu phẫu cũng được thiết kế theo mô hình khép kín, đạt chuẩn quốc tế với ghế nha khoa hiện đại, mang đến không gian tiện nghi, thoải mái cho khách hàng.
>> Nếu bạn đang gặp vấn đề với tủy răng tổn thương, đừng ngần ngại liên hệ với Elite Dental qua Hotline 028 7306 3838
hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY. Đội ngũ bác sĩ sẽ tận tình tư vấn và giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất, mang lại sự dễ chịu và kết quả tối ưu.
4. Mẹo phòng ngừa đau nhức răng sau khi lấy tủy
Sau khi hoàn thành quá trình điều trị tủy, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng theo những chỉ dẫn sau đây:
- Tuân thủ tuyệt đối theo các hướng dẫn của bác sĩ và đừng ngại hỏi nếu có bất kỳ điều gì chưa rõ ràng.
- Sử dụng thuốc giảm đau đúng theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu sự khó chịu và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
- Vùng răng vừa lấy tủy cần được vệ sinh thật cẩn thận. Hãy sử dụng bàn chải mềm và đánh răng nhẹ nhàng xung quanh khu vực này để tránh gây tổn thương thêm.
- Hạn chế nhai ở khu vực răng vừa điều trị tủy để tránh gây áp lực lên răng. Nên chọn thực phẩm mềm và tránh các món ăn quá cứng hoặc quá nóng để không làm kích ứng răng.
- Đừng quên tái khám đúng hẹn với nha sĩ để theo dõi tình trạng phục hồi và đảm bảo rằng răng của bạn đã ổn định và khỏe mạnh.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về việc răng lấy tủy rồi vẫn đau, giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn gặp phải cơn đau kéo dài, đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Việc thăm khám sớm không chỉ giúp giảm đau mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau!
Bài viết xem thêm: >> [Giải đáp] Lấy tủy răng có đau không? Cảm giác thế nào? >> Biểu hiện viêm tủy răng và cách điều trị hiệu quả >> Giá chữa tủy răng số 6, số 7 bao nhiêu? Những điều cần biết