Răng khôn thường được các bác sĩ khuyến cáo nên nhổ càng sớm càng tốt, nhằm tránh cảm giác khó chịu và những biến chứng viêm nhiễm có thể xảy ra. Tuy nhiên, ở giai đoạn đang cho con bú có nhổ răng khôn được không là thắc mắc của rất nhiều người – bởi lúc này cơ thể của người mẹ vẫn còn khá nhạy cảm. Để có lời giải đáp chi tiết, hãy cùng Elite Dental tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Mọc răng khôn khi cho con bú có sao không?
Răng khôn là chiếc răng mọc ở vị trí trong cùng của mỗi bên hàm. Không giống những răng bình thường, răng khôn rất dễ bị mọc lệch và chèn ép lên những răng khác hoặc kẹt cứng ở dưới xương hàm hay mô nướu gây khó chịu, đau nhức.
Cảm giác đau răng khôn sẽ càng tăng hơn nếu mọc răng khôn trong giai đoạn cho con bú, bởi cơ thể đang có sự thay đổi hormone sau khi sinh. Lúc này, vùng nướu bao xung quanh răng khôn sẽ dễ bị sưng đau, viêm nhiễm… khiến mẹ ăn uống không ngon miệng, làm giảm chất lượng sữa. Từ đó, trẻ bú sữa mẹ không hấp thu đầy đủ dưỡng chất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí não.
2. Phụ nữ đang cho con bú có nhổ răng khôn được không?
Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú vẫn có thể nhổ răng khôn, nếu không mắc một số bệnh mãn tính, hoặc các bệnh về viêm miệng, viêm lợi, viêm quanh cổ răng… Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào tình trạng răng khôn của mẹ, sức khỏe và độ tuổi của bé mà bác sĩ mới có thể chỉ định nhổ hoặc không.
2.1 Trường hợp nên nhổ răng khôn
- Răng khôn mọc thẳng nhưng vị trí hàm trên (hoặc hàm dưới) không có răng khôn khác, gây mất cân đối khớp cắn trên dưới, dẫn đến tổn thương nướu và lợi hàm đối diện.
- Răng khôn mọc chen chúc, chèn lên các răng hàm bên cạnh.
- Răng khôn mọc lệch, mọc kẹt trong xương hàm, xô lấn răng cối số 7 kề cạnh gây ra cảm giác đau nhức, sưng tấy trong miệng.
- Răng khôn mọc bị nhiễm trùng khiến mẹ bầu bị sốt hoành hành.
- Răng khôn mọc nhưng không chăm sóc răng miệng kỹ càng khiến răng bị sâu nặng, viêm tủy hoặc viêm nha chu.
Bên cạnh đó, mẹ nên cân nhắc nhổ răng khôn nếu xuất hiện những triệu chứng như đau răng dai dẳng, có mủ xung quanh răng, nhiễm trùng nướu hoặc các mô mềm quanh răng khôn… Tốt hơn hết, nếu đang trong thời kỳ cho con bú mà mẹ bị viêm đau răng khôn kéo dài, tái phát nhiều lần ảnh hưởng ăn nhai, sinh hoạt thì nên thông báo với bác sĩ để được tiến hành nhổ sớm.
2.2 Trường hợp không nên nhổ răng khôn
Nếu như bé còn quá nhỏ (dưới 6 tháng tuổi) và tình trạng răng khôn của mẹ mới bị sâu nhẹ hoặc không quá nghiêm trọng thì chưa cần thiết nhổ ngay sau khi sinh. Lúc này, mẹ nên tăng cường vệ sinh răng miệng kỹ càng, có chế độ ăn uống phù hợp để làm giảm đáng kể tình trạng đau, viêm nhiễm,… Bác sĩ cũng có thể cho mẹ sử dụng thuốc để giảm sưng, giảm đau để chờ đến giai đoạn thích hợp hơn để nhổ.
Ngoài ra, mẹ không nên hoặc có thể trì hoãn nhổ răng khôn, nếu nằm trong những trường hợp sau:
- Có tiền sử điều trị tia xạ ở vùng hàm mặt hoặc điều trị bệnh ung thư máu.
- Mẹ có tinh thần không ổn định do mắc các bệnh liên quan đến thần kinh hoặc trầm cảm sau sinh.
- Tình trạng sức khỏe của mẹ không đảm bảo hoặc đang mắc phải bệnh mãn tính như cao huyết áp, suy thận, tim mạch…
Nhìn chung, nhổ răng khôn là tiểu phẫu quan trọng, đòi hỏi được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại để đẩy nhanh tốc độ lành thương. Vì thế, nếu có răng khôn mọc trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp.
Nhổ răng khôn an toàn, không đau tại Elite Dental
Hiện nay, Elite Dental là địa chỉ nha khoa được nhiều mẹ bầu tin chọn để “gửi gắm” hành trình chăm sóc răng miệng, bao gồm cả việc nhổ răng khôn. Đến với Nha khoa Elite, mẹ hoàn toàn an tâm bởi phòng khám sở hữu các đặc điểm nổi bật:
- Đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm thực hành nên đảm bảo thao tác nhanh chóng, khéo léo. Các bác sĩ có thể xử lý những ca nhổ răng khôn mọc phức tạp và kiểm soát tốt các biến chứng trong quá trình phẫu thuật.
- Kết hợp trang thiết bị máy móc tối tân như công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu PRP, máy phẫu thuật siêu âm piezotome, máy laser… giúp giảm bớt can thiệp làm tổn hại, chấn thương, đẩy nhanh quá trình lành thương.
- Sau khi hoàn tất tiểu phẫu nhổ răng khôn, bác sĩ còn hướng dẫn mẹ cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng và dặn dò về chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, tránh làm vết thương biến chứng nhiễm trùng.
3. Mẹ đang cho con bú nên lưu ý gì sau khi nhổ răng khôn?
Bên cạnh biết được đang cho con bú có nhổ được răng khôn không, mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây sau khi tiểu phẫu để vết thương sớm lành hơn:
3.1 Chỉ nên cho bé bú sau khoảng 8 – 12 giờ điều trị
Khi nhổ răng, bác sĩ cần sử dụng thuốc tê để đảm bảo trong quá trình nhổ bạn không cảm thấy đau. Do đó, nhiều người khá thắc mắc vậy tiêm thuốc tê nhổ răng có cho con bú được không?
Theo đó, thuốc tê có thể có trong sữa của mẹ và tan hết trong khoảng 4 – 5 giờ sau đó. Vì vậy, mẹ có thể cho bé bú trước khi thực hiện gây tê hoặc có thể vắt sữa để dành cho bé ăn vào những bữa tiếp theo. Khoảng 8 – 12 giờ sau nhổ răng, mẹ có thể cho bé bú lại như bình thường.
Nhưng tốt nhất, trước khi tiến hành nhổ răng khôn, mẹ hãy thông báo chi tiết tình trạng nuôi con nhỏ của mình để các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc tê, thuốc uống và tư vấn giờ giấc dùng thuốc phù hợp nhất.
3.2 Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định bác sĩ
Một số loại thuốc như Nurofen, Panadol… có thể giúp giảm bớt cảm giác đau đớn sau khi nhổ răng. Song, mẹ không nên tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định loại thuốc, liều lượng dùng an toàn. Lưu ý, để tránh ảnh hưởng đến bé, mẹ nên cho con bú trước khi uống thuốc giảm đau.
3.3 Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi là cách giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe để sớm quay trở lại cuộc sống hằng ngày. Vì thế, sau khi nhổ răng khôn xong, mẹ nên nhờ người thân trông nom con để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
3.4 Có chế độ ăn lành mạnh, tránh đồ cay nóng
Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý vừa giúp mẹ đảm bảo chất lượng sữa cho con bú, vừa không làm tổn thương đến vùng chân răng mới nhổ. Theo đó, vài ngày sau nhổ mẹ nên ăn các món lỏng và mềm như súp, sữa, cháo… Tránh đồ cay nóng, thức uống có gas, hoặc các thực phẩm cứng như bắp rang, hạt… vì có thể để lại mảnh vụn trong ổ răng.
Tham khảo: Sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành?
3.5 Chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, mẹ chú ý đánh răng thật kỹ trước và sau khi ăn bằng bàn chải lông mềm. Đồng thời, mẹ nên súc miệng bằng nước muối ấm khoảng 5 đến 10 phút sau khi đánh răng – điều này sẽ giúp giảm đau nhức răng khôn và hỗ trợ làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
>> Tham khảo:Cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn
3.6 Một số lưu ý khác cần tránh
- Trong thời gian sau khi nhổ răng khôn, mẹ không nên uống rượu bia hoặc sử dụng đồ uống có cồn.
- Tránh vận động mạnh hoặc làm việc nặng nhọc có thể ảnh hưởng đến vị trí phẫu thuật.
- Không ăn đồ quá nóng hoặc quá cứng sẽ không tốt cho vết thương.
- Không được dùng tăm hay vật nhọn chọc vào vị trí đã nhổ răng.
Trên đây bài viết đã giải đáp băn khoăn mẹ đang cho con bú có nên nhổ răng khôn. Mẹ đừng quên áp dụng những lưu ý chăm sóc răng khôn sau khi nhổ, nhằm tránh cảm giác đau, khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày nhé!
Xem thêm: > Đang mang thai có nhổ răng khôn được không? > Những lưu ý trước khi nhổ răng khôn > Xét nghiệm máu trước khi nhổ răng khôn