Răng mọc thừa là gì? Có sao không và điều trị thế nào?

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Đỗ Quỳnh Như
Bác sĩ điều trị Chỉnh nha chuyên sâu

“Bác sĩ ơi sao răng cửa trên của bé nhà tôi rụng lâu rồi mà không thấy mọc lại?”
“Bác sĩ ơi bé 8 tuổi rồi mà mãi mới chỉ mọc 1 răng cửa, có một chỗ hở khá to.”

Đây là những câu hỏi quen thuộc Elite nhận được từ inbox fanpage và phụ huynh khi đưa trẻ đến nha khoa thăm khám. Một trong những lý do cản trở sự mọc răng bình thường ở vùng răng cửa hàm trên chính là tình trạng răng dư kẽ giữa hay còn gọi là răng thừa. Vậy răng mọc thừa là gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin, hỗ trợ con có được hành trình thay răng thuận lợi.

1. Thế nào là răng thừa?

Răng dư kẽ giữa (hay răng mọc thừa, răng thừa) là chiếc răng dư thừa xuất hiện giữa hai răng cửa giữa hàm trên (R11,21) xảy ra nhiều tại vùng tiền hàm trên và xuất hiện phổ biến ở nam giới hơn là nữ giới. Chiếc răng này có hình dạng không đồng nhất, thường có hình chóp hay hình củ.

răng mọc thừa phía trong hàm dưới
Hình ảnh răng mọc thừa dưới phim chụp X-quang tại nha khoa Elite.

2. Dấu hiệu nhận biết răng mọc thừa

Răng thừa hiếm khi gây ra bất kỳ triệu chứng hay ảnh hưởng nào đến sức khỏe, nên đa phần chỉ được tình cờ phát hiện khi thăm khám chuyên khoa hoặc khi chụp phim X-quang răng. Cụ thể, chiếc răng mọc dư thường gặp ở thời kỳ răng hỗn hợp của trẻ (giai đoạn trẻ thay dần các răng sữa bằng răng vĩnh viễn) với biểu hiện là khe thưa bất thường giữa 2 răng cửa hàm trên.

Theo đó, một số trường hợp có thể xem là răng dư kẽ giữa như:

  • Có một chiếc răng thừa mọc giữa 2 răng cửa, không nằm trên vị trí cung hàm.
  • Răng mọc chồi: Là răng trồi ra bên ngoài răng chính, mọc chen chúc, có hình dáng dị dạng, không giống răng bình thường.
  • Răng mọc lẫy: Là hiện tượng răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc, gây chen chúc với các răng khác, dẫn đến bị lệch so với vị trí tiêu chuẩn trên cung hàm.
  • Răng khôn: Là 4 răng mọc thừa phía trong cùng ở cả hai bên hàm trên – dưới, thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen lấn với răng bên cạnh.

3. Nguyên nhân nào khiến răng mọc thừa

Dường như không có nguyên nhân chính xác cho hiện tượng răng mọc thừa, nhưng hầu hết trường hợp có liên quan đến các yếu tố như:

  • Lá răng tăng trưởng quá mức, tạo ra mầm răng thừa.
  • Mầm răng bình thường bị phân đôi.
  • Ngà răng bị lộ do tổn thương men răng.
  • Di truyền từ người thân.
Xem thêm: Tìm hiểu giai đoạn phát triển xương và răng của trẻ
răng mọc thừa phía trong hàm trên
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị mọc thừa như di truyền, kích cỡ lá răng tăng bất thường, ngà răng bị lộ…

4. Răng mọc thừa có sao không?

Răng dư kẽ giữa mọc ra ngoài hay mọc ngầm trong xương đều cản trở và xáo trộn quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Nếu không kịp thời khắc phục sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng và thể hiện rõ nhất khi trẻ lên 7 như:

  • Răng cửa mọc thừa cản trở việc mọc răng vĩnh viễn, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời răng cửa sẽ không mọc hoặc mọc lộn xộn.
  • Làm thay đổi hướng mọc của răng cửa vĩnh viễn.
  • Răng mọc thừa phía trong hàm dưới hoặc hàm trên đều gây ra tình trạng lệch lạc cho các răng kế cận.
  • Răng thừa khiến người bệnh khó vệ sinh răng miệng, nên dẫn đến sâu răng hoặc viêm lợi vùng kẽ. 
  • Răng dư kẽ giữa mọc ngầm cũng có thể hình thành nang răng, gây đè đẩy và tiêu chân răng lân cận, tiêu xương. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng ăn nhai của người mắc.

Có thể thấy, răng mọc thừa để lại rất nhiều hậu quả khó lường nếu không phát hiện sớm và tìm  cách xử trí đúng. Thông thường, hội chứng phổ biến ở trẻ em hơn người lớn nên cha mẹ cần chủ  động đưa con đến gặp bác sĩ để tầm soát nguy cơ mọc răng mọc dư. Vậy khi nào là thời điểm thích hợp?

Theo sơ đồ quá trình thay răng, lên 7 tuổi, trẻ đã hoàn tất việc thay răng cửa hàm trên và hàm dưới. Vậy nên, trường hợp phụ huynh nhận thấy trẻ gần 8 tuổi nhưng vùng răng cửa vẫn chưa hoàn thiện, có kẽ hở bất thường thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa Chỉnh nha. Qua đó, con được thăm khám và thực hiện chỉnh nha nếu cần thiết càng sớm càng tốt.

5. Cách điều trị răng thừa hiệu quả

Hiện tại, có 2 phương án khắc phục hội chứng mọc thừa răng là nhổ răng và niềng răng, nhưng phụ huynh không thể tự mình quyết định mà cần đưa trẻ đến nha khoa uy tín. Bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra chỉ định phù hợp.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chỉnh nha, đội ngũ bác sĩ giỏi, tu nghiệp lâu năm ở nước ngoài tại Elite Dental sẵn sàng hỗ trợ cha mẹ khám răng và theo dõi tình hình thay răng đang diễn tiến của con bằng các công nghệ tân tiến nhất. 

Nếu phát hiện bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định phương án khắc phục tùy theo đặc điểm của răng. Trong đó:

5.1 Nhổ răng

Chắc hẳn nhiều cha mẹ quan tâm có nên nhổ răng thừa không. Để xử lý răng thừa mọc ngầm hay mọc lộ ra khỏi nướu, tùy vào mức độ ảnh hưởng, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cách giải quyết phù hợp nhất.

Theo quan điểm của Elite Dental, đơn vị luôn ưu tiên điều trị bảo tồn lên hàng đầu, có thể giữ lại càng nhiều răng thật càng tốt, dù răng mọc thừa phía trong hàm trên hay hàm dưới. Do đó, nếu răng thừa nhưng không tạo thế 3 răng, không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và không gây hại cho răng miệng thì bác sĩ sẽ tìm giải pháp thay thế khác. Ngược lại, khi răng dư kẽ giữa, lệch lạc quá độ; răng mọc lệch khiến thức ăn mắc kẹt; răng thừa chen chúc; nhổ để hỗ trợ niềng răng… thì phương án nhổ bỏ là điều bắt buộc.

hình ảnh răng mọc thừa
Một số trường hợp răng bị mọc thừa phải nhổ bỏ để đảm bảo các răng vĩnh viễn khác có thể mọc ổn định, đúng vị trí.

5.2 Niềng răng khắc phục răng thừa mọc ngầm

Nếu các răng mọc đầy đủ nhưng cung hàm hẹp khiến răng mọc lệch vào phía trong tạo thành răng thừa thì bác sĩ Elite Dental tư vấn niềng răng (hay chỉnh nha). Phương pháp hỗ trợ định hình lại vị trí cho răng vĩnh viễn mọc đúng trên cung hàm và khắc phục vấn đề sai lệch khung hàm hiệu quả, duy trì kết quả bền vững.

Đưa trẻ đến thăm khám tại nha khoa Elite và thực hiện chỉnh nha khi cần thiết, phụ huynh có thể hoàn toàn an tâm. Bởi lẽ, bác sĩ chỉnh nha giỏi chuyên môn, bề dày kinh nghiệm hơn chục năm, tiếp xúc nhiều ca từ đơn giản đến phức tạp nên thao tác cực kỳ chuẩn xác và nắm bắt, thấu hiểu tâm lý của trẻ rất tốt.

Hơn nữa, nha khoa sở hữu đa dạng dịch vụ điều trị chuyên sâu cho bé (từ tiểu phẫu nhổ răng đến chỉnh nha) nên dễ dàng điều trị tất cả vấn đề răng miệng. Cùng với đó là khu vui chơi và phòng điều trị chuyên biệt giúp trẻ cảm giác thoải mái, vui vẻ khi đến thăm khám răng miệng. 

Xem thêm: Niềng răng cho trẻ gồm phương pháp nào? Giá bao nhiêu?

6. Hành trình ‘giải cứu’ răng cửa mọc thừa cho trẻ thay răng thuận lợi

Minh chứng rõ nhất cho tình trạng răng mọc thừa được bác sĩ Elite điều trị thành công là trường hợp của bé T.N (7 tuổi). Qua thăm khám và chụp phim răng kỹ lưỡng, bác sĩ nhận định là bé bị mọc thừa răng cửa ở hàm trên, gây cản trở sự mọc xuống của răng cửa vĩnh viễn.

răng dư kẽ giữa
Hình ảnh chụp tình trạng răng mọc thừa, ở ngoài mặt của bé T.N vào tháng 3 năm 2019

Để ‘giải cứu’ chiếc răng cửa vĩnh viễn giúp nó mọc xuống như bình thường, bác sĩ xây dựng lộ trình điều trị của bé như sau:

  • Tháng 7/2019, bác sĩ nhổ răng thừa giữa hai mầm răng cửa vĩnh viễn hàm trên bên phải số 21 và 22.
  • Gần 1 tháng sau, khi vùng nhổ răng Mesiodens vẫn còn mũi khâu, chiếc răng cửa 21 bắt đầu nhú ra.
  • Tháng 5/2020 hai răng cửa 21, 22 đã mọc hoàn thiện mà không cần thêm bất kỳ can thiệp nào khác.
răng thừa mọc ngầm
Quá trình tầm soát và can thiệp mọc răng cho T.N tại Elite.
nhổ răng mọc thừa
Sau khi nhổ răng dư, hai răng cửa hàm trên bên phải của T.N đã mọc xuống tự nhiên.

Qua trường hợp của bé T.N, bác sĩ cũng có lời khuyên, nếu Ba Mẹ nhận thấy chiếc răng cửa của con rụng đã lâu mà răng vĩnh viễn mãi chưa mọc, hãy cho trẻ đến Elite ngay. Bé cần được chụp phim toàn cảnh để Bác sĩ thấy rõ số lượng răng, tình trạng thay răng đang diễn tiến và phát hiện những bất thường nếu có. Dựa trên phim, Bác sĩ sẽ đánh giá hình dạng, vị trí của chiếc răng dư và quyết định thời gian nhổ bỏ “vật cản” này.

Xem thêm: Vì sao răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc?

7. Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là giải đáp của bác sĩ Elite Dental cho một số thắc mắc khác liên quan đến tình trạng răng mọc thừa:

7.1 Trường hợp nào không cần nhổ bỏ răng thừa?

Nhổ răng không phải lúc nào cũng là phương pháp điều trị tốt cho răng dư kẽ giữa. Với một  số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ theo dõi mà không cần loại bỏ nếu:

  • Răng mọc thừa nhưng không tạo thế 3 răng và các răng xung quanh vị trí răng thừa mọc ổn định.
  • Không có bất kỳ bệnh lý răng miệng nào.
  • Nếu nhổ bỏ răng thì có thể ảnh hưởng đến các răng còn lại.
  • Vấn đề răng mọc thừa không đến từ sai lệch khớp cắn.

7.2 Nếu phải nhổ răng mọc thừa, tôi cần lưu ý gì?

Nếu được bác sĩ chỉ định nhổ răng thì để đảm bảo an toàn, đạt kết quả tốt nhất, cha mẹ nên lưu ý một số điều quan trọng sau:

– Trước khi nhổ răng:

  • Nên chọn địa chỉ nha khoa, bác sĩ chuyên khoa uy tín giúp đánh giá ảnh hưởng của răng thừa chính xác.
  • Phải tiến hành đầy đủ xét nghiệm cần thiết trước khi nhổ răng.
  • Nhắc nhở con nghỉ ngơi đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khoang miệng của trẻ, nhất là lấy cao răng và loại bỏ mảng bám nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

– Trong khi nhổ răng:

  • Động viên con giữ tâm thế bình tĩnh, thoải mái.

– Sau khi nhổ răng:

  • Hỗ trợ trẻ chăm sóc ổ răng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Uống thêm thuốc kê đơn đúng toa, đúng liều lượng theo chỉ định.
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc theo đơn.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể con sát sao và nếu có biểu hiện sốt cao, chảy máu kéo dài, đau nhức nhiều… thì hãy đến bác sĩ sớm để kịp thời xử trí mọi vấn đề.

7.3 Nhổ răng thừa có đau không?

Phụ huynh an tâm nhổ răng thừa rất nhẹ nhàng, không đau. Vì trước khi thực hiện, bác sĩ luôn tiêm thuốc gây tê và sau khi nhổ xong sẽ kê thêm thuốc giảm sưng, giảm đau. Một số trường hợp có thể hơi đau lúc thuốc tê hết hiệu lực nhưng hoàn toàn có thể chịu đựng được và tình trạng không kéo dài quá 2 ngày.

Với tất cả thông tin trong bài viết, mong rằng phụ huynh đã hiểu rõ hơn về hiện tượng mọc răng thừa. Có thể thấy, phát hiện càng sớm thì cách điều trị càng đơn giản, tốn ít thời gian hơn nên cha mẹ hãy đều đặn đưa trẻ đến bác sĩ để khám sức khỏe răng miệng định kỳ. Nhờ đó phát hiện sớm những bất thường, có kế hoạch điều trị phù hợp và kịp thời, tránh ảnh hưởng tới các răng lân cận hoặc gây biến chứng bệnh lý.

>> Đặt hẹn thăm khám răng miệng cho trẻ tại Elite Dental ngay, bắt đầu hành trình chăm sóc và giữ gìn nụ cười của con yêu với đội ngũ bác sĩ chuyên sâu!

Các chủ đề liên quan:
> Khi trẻ thay răng, phụ huynh cần lưu ý những gì?
> Một số tai nạn trong giai đoạn thay răng của trẻ
> Trẻ có thay răng hàm không? Chăm sóc sao cho đúng cách?

Bài Viết Liên Quan