Tình trạng răng sữa bị sâu ở trẻ em hiện là vấn đề đáng báo động tại Việt Nam lẫn nhiều nước trên thế giới. Theo các thống kê, có đến 23% tỷ lệ trẻ em bị sâu nhiều răng ở Hoa Kỳ, 28% ở Anh, 51% ở Trung Quốc,… Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và dứt điểm, sâu răng sữa sẽ gây cho bé cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và sự phát triển toàn diện. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích về răng sữa bị sâu và cách khắc phục hiệu quả để ba mẹ tham khảo.
Mục lục
1. Răng sữa của trẻ bị sâu: Vấn đề không nên xem thường
Răng sữa (hay còn gọi răng nguyên thủy) là những chiếc răng đầu đời, thường mọc khi trẻ được 6 tháng và hoàn tất ở giai đoạn 33 tháng. Từ 6 – 11 tuổi, răng sữa của trẻ bắt đầu có hiện tượng rụng và thay thế bởi các răng vĩnh viễn, quá trình này sẽ hoàn thiện vào năm trẻ 13 – 14 tuổi.
Răng sữa giúp trẻ có được những trải nghiệm ăn nhai, phát âm thuở nhỏ, đồng thời là tiền đề cho răng vĩnh viễn khỏe mạnh và mọc đúng vị trí. Tuy vậy, trong giai đoạn chuyển giao giữa răng sữa và răng vĩnh viễn là 2 – 6 tuổi, trẻ có thể bị sâu răng sữa sớm bởi thói quen dùng đồ ngọt, bú đêm và vệ sinh răng miệng sai cách.
Góc dành cho cha mẹ: > Những lưu ý khi trẻ mọc răng > Những lưu ý khi trẻ thay răng > Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại? > Khi nào nên tập cho trẻ cai bú bình?
Sâu răng sữa là tình trạng răng sữa bị vi khuẩn tấn công gây đau nhức, bào mòn, mô răng bị phá hủy, ảnh hưởng đến ăn nhai và thẩm mỹ. Ba mẹ có thể nhận biết dấu hiệu sâu răng ở trẻ như:
- Viền chân răng sữa bị chấm đen, lốm đốm.
- Miệng của bé có mùi hôi khó chịu kéo dài.
- Có lỗ sâu màu đen, mảng bám trên thân răng.
- Trẻ bị đau răng sữa do phần lợi quanh răng sâu sưng phù.
Răng có vết đen không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti, mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm về sau. Vậy đâu là nguyên nhân khiến đốm đen xuất hiện trên răng và làm thế nào để khắc phục hiệu quả? Hãy cùng…
2. Lý do khiến răng sữa của trẻ bị sâu
Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ thường xảy ra bởi những nguyên nhân sau:
2.1 Lây vi khuẩn từ mẹ sang con
Theo các nghiên cứu khoa học, trong quá trình mang thai nếu mẹ mắc phải một số bệnh nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu,… thì các loại vi khuẩn này có thể lan truyền sang em bé. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ, mà còn khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ sâu răng sữa hoặc khiếm khuyết men răng (men răng bị thiếu khoáng chất, dễ sứt mẻ).
2.2 Cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt
Nhiều trường hợp răng sữa sâu chỉ còn chân do trẻ được cho ăn quá nhiều bánh, kẹo, nước ngọt,… Chúng thường chứa hàm lượng đường rất cao và có ít dưỡng chất tốt cho răng miệng, nên sẽ khiến răng trẻ yếu hơn bình thường, dễ bị sâu.
2.3 Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Đi cùng với thói quen ăn đồ ngọt nhiều, trẻ có thể bị sâu răng nếu không được vệ sinh răng miệng đúng cách. Chất ngọt từ thực phẩm bám lâu trên răng sẽ tạo môi trường axit, khiến vi khuẩn xâm nhập và phá hủy dần men răng.
6 thói quen sai lầm trong việc chăm sóc răng miệng sẽ làm cho tình trạng răng của bạn tệ hơn dù bạn thấy mình đã vệ sinh rất kĩ. Hãy đọc và từ bỏ ngay những thói quen này để có một hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng bạn…
2.4 Men răng sữa mỏng
Cấu tạo của men răng sữa thường mỏng hơn răng trưởng thành, vì thế dễ bị vi khuẩn tấn công và phát triển thành sâu răng nhanh chóng.
2.5 Vị trí răng mọc lệch, chen chúc hoặc thưa
Việc vệ sinh răng miệng có thể gặp khó khăn nếu răng của trẻ bị mọc lệch, chen chúc hoặc thưa. Khi đó, các mảnh vụn thức ăn dễ bị mắc lại ở kẽ răng, tạo thành mảng bám gây sâu răng sữa.
2.6 Trẻ mắc bệnh lý về răng miệng
Tình trạng răng sữa bị sâu ở trẻ cũng có thể khởi phát do mắc các bệnh lý về răng miệng, như viêm nướu hay viêm tủy răng.
3. Ảnh hưởng của răng sữa bị sâu đến trẻ
Trẻ bị sâu răng sữa nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến:
- Sâu răng gây đau, nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện.
- Trẻ 2 – 4 tuổi bị sâu răng sữa sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai, nghiền thức ăn, không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Răng sữa bị sâu có sao không? Theo đó, các răng bị sâu nặng sẽ có nguy cơ rụng sớm, khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc và ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng của trẻ.
- Răng hàm sữa bị sâu ảnh hưởng đến khả năng phát âm trong giai đoạn tập nói của trẻ.
- Gây nhiễm trùng, viêm tủy, viêm chóp răng.
- Ảnh hưởng đến trí não và IQ của trẻ, do khi răng sữa bị sâu, các động mạch não sẽ bị thu hẹp, gây ảnh hưởng đến các hoạt động trí não.
Sâu răng trẻ em là tình trạng đáng báo động hiện nay, với số liệu ghi nhận có đến 80% trẻ trong độ tuổi 4 - 8 tuổi bị sâu răng. Tác hại của sâu răng ở trẻ em không đơn thuần ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, mà…
4. Biện pháp điều trị răng sữa bị sâu
Khi trẻ bị sâu răng, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám và đánh giá tình trạng. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị sâu răng sữa ở trẻ em phù hợp:
– Đối với trường hợp trẻ có răng chớm sâu, mới xuất hiện, chưa hình thành lỗ sâu, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp tái khoáng hóa men răng – tức là dùng các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào chỗ răng sâu. Đồng thời, bác sĩ có thể hướng dẫn cách chữa sâu răng sữa cho bé tại nhà như dùng kem đánh răng có flour, và bổ sung thêm các khoáng chất vào khẩu phần ăn để tái khoáng tốt hơn.
Tham khảo: Trám phòng ngừa sâu răng
– Trường hợp răng sữa bị sâu nặng, đã hình thành lỗ sâu màu đen gây đau nhức dữ dội hay vỡ mẻ răng, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng răng của trẻ xem đã lan đến tủy hay chưa. Nếu tủy bị viêm nhiễm thì cần điều trị nội nha để bảo tồn răng thật trước, sau đó mới tiến hành hàm trám lỗ sâu.
– Với trường hợp trẻ từ 2 – 3 tuổi có hiện tượng răng cửa đen dần rồi cụt đi (gọi là răng sún), nếu bị sún răng nhẹ bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng nhằm ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm.
Lưu ý: Hàn răng là thủ thuật đơn giản, không xâm lấn, nhưng chỉ phù hợp với các trường hợp sâu răng nhẹ, chớm sâu răng. Vì thế, việc có nên hàn răng sữa cho bé hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng và chỉ định của bác sĩ.
5. Có nên nhổ răng sữa bị sâu không?
Khi thấy con bị sâu răng, hầu hết phụ huynh đều thắc mắc “Răng sữa bị sâu có nhổ được không, hay đợi răng tự rụng và sẽ có răng vĩnh viễn thay thế?”. Bác sĩ Elite chia sẻ, việc nhổ răng sữa bị sâu chỉ nên thực hiện khi không thể chữa trị được, và sẽ tùy thuộc vào mức độ sâu răng lẫn sức khỏe của trẻ.
Theo đó, trong một số trường hợp khi răng sâu đã ở mức nghiêm trọng, gây viêm tủy cấp, áp xe xương ổ răng,… các bác sĩ sẽ cân nhắc nhổ răng sâu cho trẻ để tránh biến chứng và không ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Là cha mẹ, chúng ta đều mong muốn hỗ trợ con những năm đầu đời không chỉ phát triển khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và trí tuệ mà còn là một hành trình thay răng thuận lợi. Bởi từ 6 - 12 tuổi, con sẽ dần hoàn thiện…
Tuy nhiên, việc bảo tồn hay nhổ răng sữa bị sâu là rất quan trọng, vì nếu nhổ răng sữa quá sớm khi chưa đến kỳ thay răng tự nhiên (trước 6 tuổi), sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau chậm mọc hoặc mọc lên bị lệch lạc. Do đó, tốt nhất, phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám tại nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu có sai lệch răng sẽ can thiệp chỉnh nha kịp thời.
Với kinh nghiệm hơn 11 năm điều trị nha khoa trẻ em và kết thúc thành công cho hàng ngàn ca, Elite Dental sẵn sàng tư vấn cho ba mẹ giúp con có hành trình chăm sóc răng miệng tốt nhất. Khi đưa trẻ đến Elite Dental thăm khám và điều trị, phụ huynh hoàn toàn an tâm bởi:
- Đội ngũ Bác sĩ nha khoa giỏi chuyên môn, theo học nâng cao tại nhiều chương trình Chỉnh nha Quốc tế và thực hành Chỉnh nha chuyên sâu cho trẻ em, giúp chỉ định đúng, điều trị đủ, bảo tồn tối đa mô răng thật cho trẻ.
- Không chỉ giàu kinh nghiệm, các bác sĩ tại Elite còn rất tâm lý, có thể nói chuyện, trao đổi với trẻ để con có thể hợp tác tốt trong quá trình chỉnh nha, đảm bảo kết quả điều trị toàn diện về thẩm mỹ lẫn khớp cắn.
- Kho dữ kiện hàng trăm ca lâm sàng thành công, ba mẹ có thể xem trước trường hợp răng tương tự với con để thêm an tâm điều trị.
- Khí cụ chỉnh nha chính hãng chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Khu vui chơi chuyên biệt, được bố trí bày biện sáng tạo giúp trẻ có một trải nghiệm chỉnh nha thoải mái, vui vẻ và dễ chịu hơn.
Khám phá ngay: Quy trình chỉnh nha cho bé tại nha khoa Elite Dental
6. Để ngăn ngừa sâu răng sữa ở trẻ phụ huynh nên làm gì?
Để giữ cho trẻ có được một hàm răng sữa khỏe mạnh và không bị sâu, trước hết, trong hành trình mang thai, mẹ hãy chăm sóc vệ sinh răng miệng chu đáo, đồng thời bổ sung các thực phẩm có lợi cho men răng của bé như sữa, cua, tôm, cá,…
Sau khi con chào đời, ba mẹ nên tìm hiểu thêm những kiến thức về chăm sóc răng sữa cho bé tốt nhất, giúp trẻ có những trải nghiệm vững chắc đầu đời và một hàm răng khỏe đẹp. Cụ thể:
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, chải đều các mặt trong, mặt ngoài, mặt trên của răng ít nhất 2 lần/ngày. Kết hợp súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp làm sạch mảng bám trên răng.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm, đồ uống ngọt.
- Tăng cường cho trẻ ăn thức ăn giàu protein, canxi, phốt pho, vitaminA và D,… để giúp răng phát triển vững chắc.
- Không nên cho bé ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với răng lợi của trẻ và gây sâu răng sữa.
- Nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám răng định kỳ mỗi 3 – 6 tháng.
>> Bỏ túi những kiến thức cần thiết về chăm sóc răng sữa cho trẻ TẠI ĐÂY.
Răng sữa bị sâu là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, có nhiều nguyên nhân và tác hại đến sức khỏe răng miệng nên cần được điều trị kịp thời. Tốt hơn hết, ba mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám chỉnh nha vào giai đoạn thay răng bắt đầu từ 6 – 7 tuổi để bác sĩ kiểm tra, theo dõi quá trình phát triển mầm răng vĩnh viễn, xương hàm của con có vấn đề bất thường hay không nhằm can thiệp điều trị kịp thời.