Răng bọc sứ bị nhiễm trùng do đâu? Nên làm gì và cách phòng ngừa

Một vài khách hàng bọc răng sứ gặp tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống thường ngày nên mong muốn tìm cách xử trí phù hợp nhanh chóng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và nên làm gì để cơn đau thuyên giảm, không tác động xấu đến nướu, răng kề cận? Bài viết sau đây từ Elite Dental sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết.

1. Nhận biết biểu hiện răng bọc sứ bị nhiễm trùng

Bọc răng sứ bị nhiễm trùng dễ dàng nhận diện qua các triệu chứng thường gặp sau:

  • Vị trí tiếp xúc giữa răng sứ với nướu bị sưng tấy, sưng đỏ.
  • Chân răng đau nhức.
  • Răng sứ lệch lạc khỏi vị trí ban đầu, gây mất thẩm mỹ.
  • Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Chảy máu chân răng.
  • Chân răng thật lung lay.

2. Bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ: Nguyên nhân do đâu?

Dưới đây là những lý do khiến răng sứ sau bọc dễ bị nhiễm trùng:

2.1 Bọc răng sứ sai chỉ định

Một số tiêu chuẩn bắt buộc tuân thủ khi bọc răng sứ là đảm bảo chức năng ăn nhai tốt tương tự răng thật, khớp cắn đúng vị trí cũng như khớp thái dương hàm phối hợp nhịp nhàng cùng cơ nhai và răng. Nếu làm răng sứ sai chỉ định sẽ dẫn đến biến chứng không mong muốn như khó ăn nhai, rối loạn khớp cắn, đau khớp thái dương hàm. Răng chen chúc, lệch lạc, răng hô, răng móm là những trường hợp sẽ ‘tiền mất tật mang’ khi làm răng sứ vì các sai lệch này không thể khắc phục bằng bọc sứ.

2.2 Răng sứ không khít với răng thật

Trường hợp giữa mão răng sứ và cùi răng thật có kẽ hở (vì kích thước răng sứ chưa phù hợp, lắp mão sứ sai kỹ thuật, keo dán sứ kém chất lượng…), bạn sẽ khó vệ sinh toàn bộ răng – khoang miệng kỹ càng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho mảnh thức ăn dính lại trong kẽ hở này, từ đó vi khuẩn tích tụ ngày một nhiều và gây ra hiện tượng bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ.

răng bọc sứ bị nhiễm trùng
Mão răng sứ không đủ khít với cùi răng thật có thể khiến mảnh thức ăn kẹt lại ở khe trống, khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và gây hôi miệng, viêm nướu…

2.3 Mài răng xâm phạm đến khoảng sinh học

Khoảng sinh học là phần mô mềm bám vào chân răng trên xương ổ răng với chức năng ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn xuống vùng phía dưới chân răng, tủy. Nếu bác sĩ vô tình mài cùi răng thật xâm phạm nhiều khoảng sinh học ấy, khả năng vi khuẩn từ thức ăn tấn công, gây hại cho vùng nướu, tủy răng rất cao, có thể dẫn đến tiêu xương khi không kịp thời khắc phục.

2.4 Bị dị ứng với thành phần cấu tạo răng sứ

Nếu cơ địa khách hàng dễ dị ứng với bất kỳ thành phần nào cấu tạo răng sứ hoặc keo dán thì tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng, dù đã thực hiện đúng kỹ thuật, là không thể tránh khỏi. Do vậy, trước khi làm răng, khách hàng nên chia sẻ tình trạng sức khỏe với bác sĩ kỹ càng cũng như trở lại thăm khám theo lịch hẹn để tầm soát nguy cơ viêm nhiễm (nếu có).

2.5 Không điều trị triệt để bệnh lý răng miệng

Nguyên nhân răng sứ bị nhiễm trùng có thể đến từ việc chưa vệ sinh khoang miệng sạch sẽ (như cạo vôi răng), hoặc chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng (như viêm nha chu, viêm lợi…) trước khi bọc sứ. Vi khuẩn gây hại sẽ tiếp tục phát triển theo thời gian, khiến nướu, tủy đau nhức; cùi răng thật lung lay…

2.6 Chăm sóc răng sứ sai cách

Nếu bạn không tuân thủ sát sao hướng dẫn chăm sóc răng tại nhà mà bác sĩ đề xuất thì khả năng cao chất lượng răng sứ bị sụt giảm nhanh chóng cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến nướu và các răng thật còn lại. Điển hình là gây ra tình trạng hôi miệng, sâu răng, sưng nướu… do mảnh thức ăn, mảng bám, vi khuẩn… không được làm sạch kỹ càng hàng ngày.

bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ
Chăm sóc răng miệng sai cách có thể khiến răng sứ giảm chất lượng, gây viêm nướu và ảnh hưởng đến ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày.

3. Răng bọc sứ bị nhiễm trùng nên làm gì?

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng răng bọc sứ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp khắc phục hữu ích bên dưới: 

3.1 Cách giảm sự khó chịu tại nhà

Nếu nguyên nhân nhiễm trùng vì cách vệ sinh răng miệng chưa đúng, bạn nên thử các cách bên dưới để giảm kích ứng nướu và hạn chế ổ nhiễm trùng lây lan:

Súc miệng với nước muối ấm

Bạn hãy tích cực súc miệng bằng nước muối nhẹ nhàng sau mỗi lần đánh răng, duy trì đều đặn 2 lần/ngày. Sau vài ngày, bạn sẽ thấy tình trạng sưng nướu được cải thiện.

Chườm lạnh và chườm lạnh

Bạn có thể chườm nóng, chườm lạnh giúp xoa dịu lợi đang sưng viêm. Cách thực hiện rất đơn giản là lấy khăn bông mềm ngâm nước nóng rồi vắt khô nước và đắp lên má trong vài phút. Với chườm lạnh, bạn dùng khăn bọc đá lạnh hoặc dùng túi chườm lạnh để áp lên vùng má. Nên xen kẽ chườm nóng và chườm lạnh khoảng 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

3.2 Điều trị nha khoa

Với trường hợp cơn đau răng bọc sứ không thuyên giảm dù đã áp dụng những cách kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí thích hợp. Tùy vào từng tình trạng răng miệng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp nha khoa như:

Nạo sạch ổ viêm nhiễm

Nếu phần viêm quanh răng diễn tiến nghiêm trọng (sưng đỏ kéo dài, tê buốt chân răng…), bác sĩ sẽ chỉ định nạo (hay phẫu thuật nạo túi quanh răng) giúp làm sạch toàn bộ phần lợi có vấn đề.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến loại bỏ vôi răng và mảng bám, sau đó nạo vét túi lợi nhằm loại bỏ toàn bộ ổ mủ và bóc tách lợi ra khỏi xương để xử lý hết mô tổn thương rồi khâu lại tỉ mỉ. Cuối cùng, rửa túi lợi sạch sẽ bằng oxy già và nước muối sinh lý, rồi cầm máu và theo dõi sau phẫu thuật.

Cấy ghép lợi

Trường hợp nhiễm trùng nướu ảnh hưởng đến khoảng sinh học quanh răng, cụ thể là bị phá vỡ quá nhiều, bạn bắt buộc cấy ghép lợi nhằm bù đắp khoảng lợi bị tụt và bọc lại răng sứ từ đầu. 

Theo đó, ghép lợi (hay ghép nướu) là thủ thuật tái tạo hình dạng ban đầu của nướu nhằm phục hồi những vấn đề răng miệng hiện tại và ngăn chặn kịp thời tình trạng tụt nướu.

Cấy ghép lợi giúp khôi phục lại hình dáng ban đầu của nướu, khắc phục hiệu quả tình trạng tụt nướu.

Bọc lại răng sứ

Nếu bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ vì mài răng, lắp răng sai kỹ thuật thì bác sĩ có thể chỉ định tháo ra và bọc răng sứ lại. Khi ấy, bạn nên lựa chọn cơ sở thực hiện uy tín với bác sĩ tay nghề vững vàng, chuyên môn giỏi nhằm đảm bảo kết quả như ý, không để lại thêm biến chứng khác.

4. Cách phòng ngừa răng bọc sứ bị nhiễm trùng hiệu quả

Nhìn chung, nhiễm trùng khi bọc sứ phần lớn nguyên nhân xuất phát từ việc bác sĩ thực hiện chưa đúng kỹ thuật, chất liệu làm sứ hoặc keo dán sứ không đảm bảo và chưa điều trị triệt các bệnh lý răng miệng triệt để trước khi lắp sứ. 

Chỉ vì những sai sót ban đầu mà quá trình điều trị hậu quả răng bọc sứ bị nhiễm trùng khá phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, ngay từ đầu, khách hàng hãy chọn nha khoa uy tín với bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có nhiều máy móc hỗ trợ hiện đại và quy trình bọc sứ đúng chuẩn y khoa để tránh rủi ro trên.

Với ưu điểm nổi trội về đội ngũ bác sĩ, cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị…, nha khoa Elite Dental mang lại trải nghiệm bọc sứ an toàn, không đau, đảm bảo thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng lâu dài. Trong đó: 

  • Bác sĩ chuyên khoa Phục hình thẩm mỹ răng tại Elite được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm dày dặn, đảm bảo chỉ định lộ trình điều trị chính xác cho từng trường hợp. Bác sĩ cam kết tư vấn trung thực về phương pháp bọc răng sứ để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định, đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài.
Bác sĩ Elite Dental luôn kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn cẩn thận và tư vấn phương án thẩm mỹ tối ưu, ít xâm lấn nhất một cách cặn kẽ trước khi làm.
  • Hơn hết, nha khoa luôn chú trọng giải quyết triệt để tất cả bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ để không ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ răng miệng.
  • Quy trình thăm khám và chữa trị xây dựng trên phương châm “xâm lấn tối thiểu, bảo tồn tối đa” giúp bạn sở hữu nụ cười tự nhiên, bền vững mà không tác động quá nhiều đến mô răng thật. 
  • Đơn vị ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ hiện đại giúp rút ngắn thời gian bọc sứ, tăng độ an toàn và tạo trải nghiệm không đau, không để lại biến chứng cho bạn. Chẳng hạn như kỹ thuật scan lấy dấu răng 3D với camera màu ghi lại tình trạng răng chuẩn xác; phần mềm thông minh phân tích dữ liệu răng thu thập được; phục hình răng sứ CAD/CAM hiện đại giúp thiết kế mão sứ và cắt sứ tỉ mỉ…
  • Chất liệu làm mão sứ nhập khẩu chính hãng, đa dạng màu sắc và kiểu dáng, đáp ứng mọi nhu cầu hoàn thiện hàm răng khỏe đẹp theo mong muốn từng khách hàng.
Tất cả mão sứ tại Elite Dental đều được làm từ chất liệu cao cấp, kiểm định chất lượng kỹ càng trước khi lắp.
  • Bác sĩ Elite Dental luôn hướng dẫn chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau điều trị giúp duy trì tuổi thọ và thẩm mỹ của răng lâu nhất.

Đừng ngần ngại đăng ký nhận tư vấn, Elite Dental sẽ giải đáp cặn kẽ về bọc răng sứ, giúp bạn chăm sóc răng miệng khỏe mạnh, đẹp tự nhiên!

Tóm lại, răng bọc sứ bị nhiễm trùng là một biến chứng không mong muốn trong lúc thẩm mỹ nụ cười, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa dễ dàng bằng cách lựa chọn một cơ sở nha khoa thực hiện đáng tin cậy với bác sĩ tận tâm, quy trình khám – điều trị chuẩn y khoa.

Bài Viết Liên Quan