Mewing là kỹ thuật đang thu hút nhiều sự quan tâm trên nền tảng trực tuyến, bởi được truyền tai về hiệu quả có thể làm thay đổi khuôn hàm, giọng nói, cải thiện giấc ngủ,… ngay tại nhà. Nhưng mewing thực chất là gì và liệu thực sự có tác dụng hay không? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn, cùng theo dõi nhé.
Mục lục
- 1. Mewing là gì? Cơ chế hoạt động của mewing như thế nào?
- 2. Tìm hiểu 2 kỹ thuật mewing được áp dụng phổ biến hiện nay
- 3. Tác dụng của mewing là gì?
- 4. Ai nên và không nên tập phương pháp mewing?
- 5. Hướng dẫn mewing đúng cách cho người mới bắt đầu
- 6. Một số lỗi sai thường gặp khi tập mewing
- 7. Tác hại của mewing nếu luyện tập sai kỹ thuật
- 8. Những điều quan trọng cần lưu ý khi mewing
- 9. Các phương pháp thay thế mewing bạn nên cân nhắc
- 10. Câu hỏi thường gặp về phương pháp mewing
1. Mewing là gì? Cơ chế hoạt động của mewing như thế nào?
Mewing là tên gọi của thuật ngữ ‘Proper tongue posture’ dùng để chỉ kỹ thuật đặt lưỡi đúng vị trí trên vòm miệng trong khi môi khép lại và răng đóng chặt. Mục đích của phương pháp này là thay đổi hình dáng đường viền hàm và răng để hài hòa với gương mặt. Ngoài ra, mở rộng dần dần hàm trên theo thời gian giúp thay đổi cấu trúc gương mặt cũng là mục đích của mewing.
Cơ chế hoạt động của phương pháp mewing là sử dụng lực đẩy của lưỡi nhằm định hình lại răng và cấu trúc của xương hàm. Theo đó, khi áp dụng cách mewing đúng, người thực hiện sẽ cảm thấy áp lực nhẹ ở giữa khuôn mặt, hàm và cằm.

2. Tìm hiểu 2 kỹ thuật mewing được áp dụng phổ biến hiện nay
Để áp dụng mewing đúng cách, bạn cần nắm rõ 2 kỹ thuật phổ biến thường được áp dụng là:
2.1. Soft mewing
Kỹ thuật soft mewing phù hợp với người mới bắt đầu tập luyện mewing. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách ép toàn bộ lưỡi của bạn vào vòm trên miệng với lực nhẹ nhàng. Sau đó đóng thanh quản, cơ cắn đưa hàm lên trên rồi khép răng lại. Điều này giúp các cơ dưới căng ra, hàm dưới giữ ở tư thế hướng ra trước, đường thở mở rộng, việc thở bằng mũi dễ dàng hơn.
2.2. Hard mewing
Đây là kỹ thuật mewing nâng cao, tập luyện sau khi tập soft mewing 3 – 6 tháng. Khi thực hiện hard mewing, bạn cũng ép toàn bộ lưỡi ở vòm trên miệng nhưng với lực tác động mạnh hơn. Kỹ thuật hard mewing khác với soft mewing ở điểm là lực tác động của lưỡi lên vòm miệng. Nhiều người cho rằng việc áp dụng hard mewing sẽ giúp đẩy nhanh quá trình thay đổi cấu trúc khuôn mặt.
3. Tác dụng của mewing là gì?
Việc áp dụng mewing đúng cách có thể hỗ trợ cải thiện đường nét gương mặt, bỏ thói quen thở bằng miệng,… cụ thể là:
3.1. Mewing thay đổi khuôn mặt
Các kỹ thuật mewing chú trọng việc thay đổi vị trí đặt lưỡi, nhằm mở rộng hàm giúp răng có nhiều không gian phát triển tự nhiên, từ đó thay đổi cấu trúc khuôn mặt. Ngoài ra, việc thực hiện mewing đúng trong thời gian dài có thể hỗ trợ thay đổi hình dáng của đường viền hàm, giúp gương mặt thêm sắc nét.

3.2. Loại bỏ thói quen thở bằng miệng
Thực hiện phương pháp mewing đòi hỏi bạn phải đóng chặt răng, miệng và thở bằng mũi. Một số người cho rằng mewing có thể giúp mở rộng hàm theo thời gian, các đường hô hấp ở mũi được mở rộng, từ đó giúp giải quyết vấn đề về thở bằng miệng.
3.3. Tác dụng khác
Mewing còn được cho là có tác dụng trong căn chỉnh răng, giải quyết chứng ngưng thở khi ngủ, điều trị rối loạn ngôn ngữ, chữa viêm xoang,… Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh mewing có các tác dụng trên.
4. Ai nên và không nên tập phương pháp mewing?
Dưới đây là các trường hợp bạn nên và không nên thực hiện kỹ thuật mewing:
4.1. Trường hợp nên tập mewing
Những trường hợp có thể thực hiện mewing là:
- Hô hàm: Những người bị hô hàm nhẹ do tật đẩy lưỡi hoặc thở bằng miệng khi áp dụng mewing đúng cách có thể dần loại bỏ các thói quen xấu này. Vì việc tập mewing mặt giúp người thực hiện thở bằng mũi và đặt lưỡi ở trên vòm miệng.
- Khớp cắn sâu: Đây là tình trạng hàm trên đẩy ra ngoài nhiều, che phủ hàm dưới khiến khớp cắn bị lệch. Việc áp dụng cách mewing đúng có thể hỗ trợ hàm dưới hướng ra trước giúp cải thiện tình trạng khớp cắn sâu.
- Khớp cắn hở: Là tình trạng nhóm răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới không thể chạm vào nhau. Theo đó, khi áp dụng các kỹ thuật mewing áp sát lưỡi vào vòm miệng giúp cấu trúc khuôn mặt thay đổi, có thể khắc phục tình trạng khớp cắn hở.
4.2. Đối tượng không nên thực hiện mewing
Nếu bạn gặp trường hợp sau thì không nên thực hiện mewing hàm:
- Người có khớp cắn ngược: Là tình trạng răng dưới chìa ra, hàm dưới phủ ngoài hàm trên. Việc áp dụng mewing trong trường hợp này có thể làm tình trạng khớp cắn ngược nghiêm trọng thêm do hàm dưới được đẩy ra ngoài.
- Người có răng mọc chen chúc: Là sự sắp xếp răng trên cung hàm bị rối loạn, dẫn đến răng mọc lộn xộn, không thẳng hàng, xô lấn. Trong khi đó, mewing chỉ tác động đến cấu trúc xương hàm nên sẽ không thể cải thiện tình trạng răng mọc chen chúc.
5. Hướng dẫn mewing đúng cách cho người mới bắt đầu
Để áp dụng mewing thành công cho người mới tập, bạn có thể thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Khép miệng lại, phần cổ giữ thẳng, đồng thời thả lỏng toàn bộ cơ thể.
Bước 2: Di chuyển hàm để răng cửa hàm dưới nằm ngay sau răng cửa hàm trên nhằm tạo ra khoảng cách nhỏ giữa hai hàm.
Bước 3: Đặt đầu lưỡi chạm nhẹ vào trên vòm miệng, cách răng cửa hàm trên khoảng 1cm. Khi xác định đúng vị trí, bạn áp toàn bộ phần lưỡi (đầu và thân lưỡi) lên vòm trên của miệng, đồng thời hai hàm răng có thể chạm nhẹ vào nhau.
Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 – 20 giây/lần. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: Những lần tiếp theo, bạn có thể tăng thời gian giữ lưỡi ở trên vòm miệng 30 giây cho đến khi quen dần với vị trí lưỡi và thoải mái thực hiện trong suốt cả ngày.
6. Một số lỗi sai thường gặp khi tập mewing
Dưới đây là các lỗi sai bạn có thể gặp khi mới tập mewing:
6.1. Áp lực ép lưỡi vào vòm miệng không đều
Việc không kiểm soát tốt lực khi ép lưỡi vào vòm miệng (quá ít hoặc quá nhiều) có thể tạo ra áp lực lên cơ mặt và xương hàm. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện mewing.
6.2. Đặt lưỡi sai vị trí
Đây là lỗi phổ biến khi mọi người tập mewing thay đổi khuôn mặt, bởi bạn không thể xác định được đúng vị trí đặt (sau răng cửa 1cm). Điều này dẫn đến đặt lưỡi ở vị trí quá cao, quá thấp hoặc chạm vào răng khiến việc tập mewing không có hiệu quả.

6.3. Thở bằng miệng
Việc không duy trì đúng tư thế đặt lưỡi, dẫn đến bạn có thể thở bằng miệng trong quá trình mewing. Do vậy, bạn cần tập cách đóng chặt răng – miệng, đặt lưỡi và thở bằng mũi.
6.4. Thiếu sự kiên nhẫn
Thực hiện mewing cần phải có sự kiên trì trong thời gian dài. Việc nôn nóng, sử dụng kỹ thuật hard mewing khi mới tập, tập quá sức trong một ngày,… có thể khiến bạn không đạt được hiệu quả nhanh chóng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
6.5. Sử dụng nhiều lực 2 hàm răng
Khi thực hiện, bạn có thể quá tập trung dẫn đến đặt quá khít hai hàm răng với nhau, nghiến răng,… Các hành động này tạo ra nhiều lực giữa hai hàm, lâu dài có thể gây ra biến chứng như răng bị xô đẩy, tổn thương cấu trúc răng,…
Ngoài ra còn có một số lỗi sai khác như:
- Chỉ sử dụng đầu lưỡi mà không áp sát thân lưỡi vào vòm miệng trên.
- Không giữ môi kín khi tập mewing lưỡi.
- Tư thế tập mewing không đúng, chưa thả lỏng.
- Răng hàm trên chạm vào răng hàm dưới.
7. Tác hại của mewing nếu luyện tập sai kỹ thuật
Tập mewing đúng cách thường không gây hại cho khuôn mặt của bạn. Tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách, mewing có thể khiến răng mọc lệch/chen chúc, sau khớp cắn, đau khớp thái dương hàm, răng lung lay,…
>> Xem thêm: Rối loạn khớp thái dương hàm do đâu? Dấu hiệu và cách điều trị
8. Những điều quan trọng cần lưu ý khi mewing
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên biết trước khi thực hiện mewing để tránh những biến chứng không mong muốn:
- Bạn cần luyện tập đúng – đủ thời gian để đạt kết quả tối ưu.
- Áp dụng bài tập phát âm N, đẩy viên kẹo hoặc tắc lưỡi để điều chỉnh tư thế lưỡi cho phù hợp.
- Đảm bảo lưỡi đặt đúng vị trí, bao gồm đầu lưỡi, lưng lưỡi, gốc lưỡi đều nằm ở trên vòm miệng.
- Cách mewing đúng là thở bằng mũi, không thở bằng miệng.
- Duy trì thời gian tập luyện trong 3 tuần để lưỡi hình thành thói quen, giúp bạn có thể tập mewing kể cả khi ngủ.

9. Các phương pháp thay thế mewing bạn nên cân nhắc
Để đạt được hiệu quả thay đổi khuôn mặt khi tập mewing đòi hỏi bạn cần kiên trì tập luyện lâu dài. Chưa kể, hiện chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể chứng minh tác dụng của mewing đối với thay đổi cấu trúc xương hàm. Do vậy, bạn nên cân nhắc thực hiện một số phương pháp thay thế sau:
9.1. Niềng răng
Với trường hợp răng lệch lạc, cằm lẹm, bạn có thể đến cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám và áp dụng phác đồ điều trị bằng phương pháp niềng răng. Để đạt kết quả chỉnh nha hiệu quả nhất, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín – nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn.
Elite Dental niềng răng cho mọi lứa tuổi, giúp bạn sở hữu nụ cười khỏe đẹp
Elite Dental là địa chỉ niềng răng uy tín, thành công giúp nhiều khách hàng sở hữu kết quả toàn diện trong thời gian ngắn, giúp khôi phục thẩm mỹ nụ cười và cải thiện chức năng ăn nhai nhờ vào:
Trung tâm sở hữu đội ngũ bác sĩ chỉnh nha hơn 12 năm kinh nghiệm, hiểu rõ về cơ chế di chuyển răng, chuyên sâu về niềng răng mắc cài lẫn niềng răng trong suốt. Từ đó, đưa ra kế hoạch chỉnh nha tối ưu, giữ gìn răng tự nhiên, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Trong suốt quá trình niềng răng, bác sĩ cập nhật theo sát tình hình răng dịch chuyển đảm bảo theo đúng lộ trình đặt ra. Nhờ đó giúp khách hàng không tái phát tình trạng móm hay phát sinh biến chứng trong quá trình điều trị.
Trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, bộ dụng cụ niềng răng chính hãng. Nhờ đó hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị tối đa mà vẫn đảm bảo kết quả toàn diện cho nụ cười thẩm mỹ – khỏe mạnh – bền vững.

>> Nhiều khách hàng ở mọi độ tuổi đã lấy lại sự tự tin, nụ cười hạnh phúc sau khi hoàn thành liệu trình niềng răng tại Elite Dental. Bạn cũng mong muốn hiệu quả tuyệt vời này chứ? Liên hệ ngay Elite Dental để thăm khám và có lộ trình niềng răng hiệu quả, an toàn nhé!
9.2. Dụng cụ bảo vệ hàm
Đây là phương pháp điều trị phù hợp với những người có thói quen thở bằng miệng. Thông qua việc đeo các dụng cụ bảo vệ miệng tùy chỉnh theo kích thước hàm, chẳng hạn như dây đeo hàm để buột miệng ngậm lại khi ngủ và thở bằng mũi.
9.3. Liệu pháp CPAP
Sử dụng máy kết nối với mặt nạ chuyên dụng sẽ đưa áp suất khí nhẹ vào miệng, giúp mở đường thở ra trong lúc bạn ngủ. Từ đó giúp bạn điều trị chứng ngưng thở khi ngủ.
9.4. Sử dụng máng nhai
Đây là một loại máng bảo vệ miệng có thể tháo rời, giúp ổn định các khớp và cơ hàm. Do vậy, dụng cụ này thường được áp dụng hỗ trợ điều trị một số rối loạn thái dương hàm gây ra cảm giác đau nhức khi nhai.
9.5. Thực hiện bài tập trị liệu ngôn ngữ
Những bài tập này giúp cải thiện khả năng phát âm từ ngữ hoặc câu khác nhau. Các bài tập trị liệu ngôn ngữ có thể được áp dụng như lặp lại, phát âm từ kéo dài, nói to âm tiết,…
9.6. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Việc thay đổi các thói quen như tư thế ngủ sấp, không cắn móng tay, cắn vật cứng, ăn nhiều độ ngọt,… sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn lâu dài, hạn chế vấn đề như mòn men răng, khớp hàm bị lệch lạc, sâu răng,…
10. Câu hỏi thường gặp về phương pháp mewing
Bên cạnh câu hỏi mewing là gì, dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp này:
10.1. Nên tập mewing bao lâu một ngày?
Thời gian tập mewing ít nhất là 20 – 30 phút/ngày. Điều này giúp bạn hình thành thói quen đặt lưỡi ở vị trí khác, hỗ trợ một số thay đổi đối với thói quen thở bằng miệng và đường viền hàm.
10.2. Làm thế nào để biết tập mewing đúng cách?
Để biết tập mewing đúng, bạn hãy tập mewing trước gương và xác định vị trí lưỡi. Nếu mewing đúng toàn bộ lưỡi (bao gồm cả phần sau) đưa lên hoàn toàn vào phần trên của miệng, với đầu lưỡi nằm ngay sau nhưng không chạm vào răng.
10.3. Phương pháp Mewing có thể làm răng thẳng hàng không?
Câu trả lời là có. Bởi mewing có thể hỗ trợ làm răng thẳng hàng bằng việc tái cấu trúc hàm, giúp hàm mở rộng hơn. Nhờ đó, răng có nhiều không gian để phát triển.
10.4. Mewing có khắc phục được cằm lõm không?
Một số người cho răng mewing có thể khắc phục tình trạng cằm lõm. Tuy nhiên không có nghiên cứu khoa học trực tiếp chứng minh mewing có tác dụng này.
10.5. Hiệu quả Mewing có thể duy trì vĩnh viễn không?
Mewing không thể duy trì kết quả vĩnh viễn. Nếu bạn ngừng việc tập mewing trong thời gian, các tác động từ việc nhai, cắn, nói chuyện,… có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm. Do vậy, bạn cần tập mewing thường xuyên để duy trì hiệu quả lâu dài.
Câu trả lời cho vấn đề mewing là gì và có thực sự tốt hay không đã được giải đáp trong bài viết trên. Để mewing thành công yêu cầu sự kiên trì trong thời gian dài, tuy nhiên hiệu quả có thể không duy trì vĩnh viễn. Do vậy, tùy vào tình trạng của răng và hàm, bạn có thể cân nhắc thực hiện phương pháp khác, chẳng hạn niềng răng với trường hợp răng lệch lạc, sai khớp cắn, cằm lẹm, răng vẩu,… Chúc bạn sở hữu kết quả ưng ý nhất!
Bài viết xem thêm: >> Nhai 1 bên bị lệch mặt và cách khắc phục hiểu quả và an toàn >> Soft mewing và Hard mewing là gì? Cách tập chuẩn, an toàn