Thông thường, bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành thương. Do đó, nhiều người lo lắng nếu mắc bệnh tiểu đường có trồng răng Implant được không? Elite Dental sẽ giải đáp rõ thắc mắc này nhé!
Mục lục
1. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến cấy ghép Implant?
Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình răng có xâm lấn, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để cắt rạch trực tiếp tại vùng xương hàm bị mất răng và tiến hành đặt trụ Implant (để thay thế cho chân răng đã mất). Theo đó, tình trạng chảy máu và tạo vết thương là không thể tránh khỏi.
Với người khỏe mạnh bình thường thì vết thương này sẽ lành hoàn toàn chỉ sau 3 – 6 tháng. Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường thì vết thương này khó lành hơn, đồng thời còn gặp nguy cơ nhiễm trùng. Bởi bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với lượng đường ở trong máu luôn cao hơn so với mức bình thường, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi và không thể tạo lớp rào chắn bảo vệ khỏi vi khuẩn và virus gây hại.
Nếu vết thương nhiễm trùng thì càng dễ dẫn đến đào thải trụ Implant, hoặc gây ra các bệnh về răng miệng (như viêm nướu, viêm nha chu).
2. Bệnh tiểu đường có trồng răng Implant được không?
Bệnh tiểu đường không thuộc danh sách chống chỉ định tuyệt đối của việc cắm Implant. Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể cấy ghép Implant với điều kiện bệnh được kiểm soát ổn định.
Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X quang, CT Conebeam để đánh giá mật độ xương và tình trạng tại vị trí cần cấy ghép răng, đặc biệt là xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá để đánh giá chính xác tình trạng bệnh tiểu đường ở thời điểm cấy ghép Implant.
Trong trường hợp, tình trạng sức khỏe không phù hợp để cắm Implant thì người bệnh vẫn có thể phục hình răng bị mất bằng răng giả tháo lắp. Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.
3. Những lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi trồng răng Implant
Nếu đủ điều kiện sức khỏe để cấy Implant, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
– Trước khi trồng răng Implant, người bệnh cần giữ cho tâm lý thoải mái để quá trình trồng răng Implant diễn ra thuận lợi hơn.
– Sau khi cấy Implant, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc răng miệng: trường hợp chảy máu nhiều có thể cắn chặt bông gòn trong 30 phút để cầm máu, chườm lạnh bên ngoài má (nơi đặt trụ Implant) để giảm đau, sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng xảy ra (nếu có chỉ định của bác sĩ).
– Điều quan trọng nhất là người bệnh tiểu đường cần chọn địa chỉ trồng răng Implant uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Trồng răng Implant ở đâu tốt, uy tín nhất TP.HCM?
Hơn 10 năm qua, Elite Dental tự hào là Trung tâm điều trị Implant được nhiều khách hàng tin cậy với đội ngũ bác sĩ hàng đầu có nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài. Với những bệnh nhân tiểu đường, các bác sĩ sẽ thăm khám tận tình, yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm máu để đảm bảo tỷ lệ đường huyết ở mức cho phép. Nếu cần thiết, bác sĩ Elite sẽ liên hệ trực tiếp với bác sĩ Chuyên khoa Nội tiết đang điều trị bệnh lý tiểu đường của bệnh nhân để lập ra quy trình cấy ghép Implant phù hợp.
Elite còn cam kết trụ Implant và các vật liệu làm răng được nhập khẩu chính hãng với tem đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo hành chu đáo.
Phòng cấy ghép Implant riêng biệt tại Elite được xây dựng theo tiêu chuẩn phòng phẫu thuật quốc tế với quy trình vô trùng nghiêm ngặt giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân. Tại đây cũng trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị như máy chụp phim CBCT, máy laser, PRP giúp lành thương nhanh và giảm sưng đau, máy Piezotome giúp giảm sang chấn, hỗ trợ quá trình cấy Implant diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.
Với “ngân hàng” các ca trồng Implant thành công và được lưu trữ dữ liệu cẩn thận, Elite sẵn sàng chia sẻ đến các khách hàng mới những ca gặp trường hợp tương tự để thêm an tâm điều trị.
Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan về bệnh tiểu đường làm răng Implant hoặc thắc mắc về giá cả, vui lòng gọi đến Hotline 0902559888!
Bài viết liên quan: > Bảng giá trồng răng Implant > Cấy ghép Implant có đau không? > Bệnh tim mạch có trồng Implant được không và câu trả lời > Bị bệnh loãng xương thì có trồng răng Implant được không?