Xiết ăn răng là vấn đề nha khoa có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được nguyên nhân và tác hại của tình trạng này, dẫn đến việc điều trị chậm trễ, không hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm, hãy cùng tìm hiểu các thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Mục lục
- 1. Xiết ăn răng là gì và đối tượng thường gặp?
- 2. Điểm danh nguyên nhân bị xiết ăn răng ở trẻ em và người lớn
- 3. Nhận diện triệu chứng răng bị xiết ăn
- 4. Xiết ăn răng có nguy hiểm không?
- 5. Nên làm gì khi bị xiết ăn răng?
- 6. Những phương pháp điều trị xiết ăn răng hiệu quả
- 7. Elite Dental – Trung tâm nha khoa tổng quát chuyên sâu, điều trị toàn diện
- 8. Lời khuyên từ bác sĩ giúp ngăn ngừa xiết ăn răng
1. Xiết ăn răng là gì và đối tượng thường gặp?
Xiết ăn răng thường gặp ở trẻ em, những Cô Chú lớn tuổi, Anh Chị trung niên có sức đề kháng kém, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng. Tình trạng này còn được gọi là sâu răng tiến triển chậm, vi khuẩn sẽ bào mòn từ từ lớp men răng đến khi chỉ còn lại chân răng sát nướu. Siết răng không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn khiến việc ăn uống trở nên khó khăn vì cảm giác ê buốt và khó chịu.
2. Điểm danh nguyên nhân bị xiết ăn răng ở trẻ em và người lớn
Răng bị xiết ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:
2.1. Men răng yếu bẩm sinh
Nhiều người có lớp men răng mỏng, yếu bẩm sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công, hình thành siết răng và tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha chu.
2.2. Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị xiết ăn răng. Việc chải răng, làm sạch khoang miệng không đúng cách khó có thể loại bỏ các mảng bám và vụn thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng, từ đó tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, phá hủy từ từ lớp men răng gây nên xiết ăn răng.
2.3. Ăn uống đồ ngọt quá nhiều
Những món ăn ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt,… có chứa nhiều đường khi tiếp xúc với môi trường răng miệng sẽ biến thành axit bào mòn men răng. Thời gian dài, quá trình bào mòn sâu vào buồng tủy gây tình trạng xiết ăn răng. Trường hợp này thường gặp ở trẻ em thường xuyên ăn vặt, các loại đồ ngọt.
2.4. Cơ thể bị thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết
Men răng bị thâm hụt nếu cơ thể thiếu các loại vitamin, khoáng chất cần thiết như canxi, flour, vitamin D,… Từ đó khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, phá hủy lớp men răng, làm tăng nguy cơ răng bị xiết ăn ở cả trẻ em và người lớn.
2.5. Thói quen ăn nhai không tập trung
Thói quen ăn không tập trung nhai kỹ hoặc ngậm thức ăn lâu trong miệng khiến quá trình phân giải các phân tử Saccarozơ, Fructozơ diễn ra mạnh mẽ. Điều này làm tăng nguy cơ mảng bám thức ăn trên thành răng, gây nên tình trạng răng đổi màu và xiết răng nghiêm trọng.
2.6. Ảnh hưởng bệnh lý
Trường hợp các Cô chú/Anh chị có các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn ăn uống, suy giảm miễn dịch,… làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về răng miệng, như xiết ăn răng.
3. Nhận diện triệu chứng răng bị xiết ăn
Triệu chứng xiết ăn răng thường được xác định qua 3 giai đoạn, dựa trên tiến triển của bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Bị xiết ăn răng nhẹ, răng chỉ mới chuyển màu
Đây là giai đoạn vi khuẩn mới bắt đầu tấn công men răng, xuất hiện những đốm nâu trên răng thường bị mọi người bỏ qua vì nghĩ là mảng bám thức ăn. Đồng thời, ăn uống không có cảm giác đau nhức, kích thước răng chưa bị mòn dần. Nhưng thực tế, cấu trúc răng bị xiết ăn đã có sự biến đổi.
Giai đoạn 2: Tiến triển xiết ăn răng gây mài mòn nửa thân răng
Xiết ăn răng ở giai đoạn này triệu chứng và biểu hiện của bệnh rõ ràng hơn. Thân răng đã có dấu hiệu bị mài mòn đến 1 nửa, người bệnh có cảm giác ê buốt răng khi ăn uống. Từ đó dẫn đến tình trạng chán ăn, mệt mỏi, thiếu chất, tăng nguy cơ răng bị xiết ăn nghiêm trọng hơn.
Giai đoạn 3: Xiết ăn răng nặng hơn mài mòn toàn bộ răng
Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của xiết ăn răng, khi các răng đã bị vi khuẩn màu mòn toàn bộ, phần chân răng sát dưới nướu. Những cơn đau ê buốt nghiêm trọng, kéo dài hơn, có thể lan đến vùng thái dương do các dây thần kinh ở tủy răng bị tổn thương. Một số trường hợp, nướu sưng đỏ nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sốt.
4. Xiết ăn răng có nguy hiểm không?
Khi bị xiết ăn răng, người bệnh sẽ cảm giác khó chịu ở răng bị tổn thương, có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày cũng như sức khỏe tinh thần. Nghiêm trọng hơn, nếu không điều trị kịp thời, xiết ăn răng có thể gây ra các biến chứng như:
Tiến triển thành nhiều bệnh lý răng miệng
Ở vị trí xiết ăn răng, các vi khuẩn có thể lây lan và tấn công vào các vùng răng kế cận. Từ đó gây nên nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nướu, chảy máu chân răng, áp xe răng.
Tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn
Khi xiết ăn răng ở giai đoạn 3, vi khuẩn đã ăn sâu vào răng, chỉ còn tồn tại chân răng ở xương hàm khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội. Lúc này, việc nhổ răng phần răng bị ăn mòn đó là cần thiết, dẫn đến người bệnh bị mất răng thật.
5. Nên làm gì khi bị xiết ăn răng?
Có nhiều người chia sẻ với nhau nếu bị xiết ăn răng mức độ nhẹ thì có thể khắc phục tại nhà bằng cách sử dụng hỗn hợp dầu oliu và đinh hương chấm lên vết xiết răng. Hoặc lấy tỏi, gừng giã nát và đắp lên chỗ sâu sẽ giúp giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.
Tuy nhiên những phương pháp này chỉ mang tính tạm thời, chưa có kiểm chứng và không thể giải quyết triệt để tình trạng răng bị xiết ăn. Tốt nhất nên sớm đến nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để được thăm khám, chụp phim X-quang chẩn đoán tình trạng – vị trí răng bị tổn thương để có phương án điều trị phù hợp.
6. Những phương pháp điều trị xiết ăn răng hiệu quả
Hiện có các phương pháp chữa xiết ăn răng được sử dụng phổ biến trong nha khoa là:
6.1. Tái khoáng
Đây là cách chữa xiết ăn răng ở giai đoạn 1, giúp tái tạo lại men răng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch chuyên dụng trong nha khoa như Canxi, Flour chấm vào vị trí răng chuyển màu nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
6.2. Trám răng
Ở giai đoạn 2, khi các triệu chứng xiết ăn răng đã biểu hiện rõ ràng hơn, lúc này, trám răng là phương án tối ưu được sử dụng để ngăn ngừa sâu răng tiến triển và tái tạo chức năng nhai. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng để lấp lại các lỗ sâu.
6.3. Bọc răng sứ
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các trường hợp xiết ăn răng trong thời gian dài, các mảng sâu đã bị vỡ lớn. Bọc răng sứ sẽ giúp bảo vệ và phục hồi chức năng ăn nhai cho răng, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát.
6.4. Nhổ răng
Khi xiết ăn răng khiến răng bị hư hỏng nặng, sát chân răng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn sang các răng lân cận. Đây là phương pháp cuối cùng khi răng bị xiết ăn tình trạng nặng, không thể điều trị bảo tồn được nữa.
7. Elite Dental – Trung tâm nha khoa tổng quát chuyên sâu, điều trị toàn diện
Với hơn 12 năm kinh nghiệm thăm khám, tư vấn và điều trị nha khoa chuyên sâu, Elite Dental mang đến cho hàng nghìn khách hàng nụ cười khỏe đẹp và bền vững. Khách hàng an tâm tại Elite Dental có đầy đủ các chuyên khoa, với mỗi khoa là đội ngũ bác sĩ chuyên sâu trong từng lĩnh vực để đem đến kết quả tối ưu cho khách hàng. Sau quá trình thăm khám kỹ lưỡng, xác định rõ tình trạng bị xiết răng của khách hàng, bác sĩ Elite Dental sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Trường hợp răng cần thực hiện trám thẩm mỹ, Elite Dental ứng dụng phương pháp trám răng kỹ thuật số Inlay/Onlay với ưu điểm không xâm lấn răng thật nhiều, tính thẩm mỹ cao, dễ dàng vệ sinh răng miệng,… Trường hợp bé bị xiết ăn răng, phụ huynh có thể tham khảo dịch vụ trám bít hố rãnh, giúp mặt nhai răng hàm trở nên bằng phẳng, hạn chế nguy cơ sâu răng hình thành, tránh bị xiết ăn răng.
>> Xem thêm: Trám bít lỗ rãnh phòng ngừa sâu răng cho bé: Những điều cha mẹ nên biết
Trong trường hợp bọc răng sứ, Nha khoa Elite cũng trang bị nhiều máy móc, công nghệ phục hình răng hiện đại như công nghệ CAD/CAM và hệ thống máy Cerec Chairside. Nhờ đó tạo hình mão răng có kích thước, hình dáng chuẩn xác như răng thật, đảm bảo không bị bung ra khi sử dụng.
Nếu phải nhổ răng, an tâm bác sĩ chuyên khoa Tiểu phẫu giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, thao tác nhẹ nhàng, mang lại trải nghiệm nhổ răng thoải mái, hạn chế sưng viêm, đau nhức sau phẫu thuật. Elite có công nghệ hiện đại, nhổ răng không đau, nhanh lành gồm: Công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu PRF; Công nghệ gây tê không đau đến từ The STA Single Tooth Anesthesia®. Nhờ đó khách hàng nhanh chóng hồi phục và thực hiện các phương pháp phục hình thẩm mỹ, tái tạo chức năng ăn nhai cho răng bị mất.
>> Liên hệ với Elite Dental TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa thăm khám, điều trị xiết ăn răng hiệu quả.
8. Lời khuyên từ bác sĩ giúp ngăn ngừa xiết ăn răng
Dưới đây là một số cách phòng ngừa tình trạng răng bị xiết ăn cho mọi độ tuổi được bác sĩ kiến nghị:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày, kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng/nước muối sinh lý.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho răng như bánh kẹo, đồ ăn vặt, thức ăn nhanh,…
- Thay đổi chế độ ăn lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, flour,… giúp răng chắc khỏe.
- Cô/Chú, Anh/Chị nên bỏ thuốc lá, các chất kích thích để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng và sức khỏe tổng thể.
- Thăm khám nha khoa 6 tháng/lần, giúp phát hiện sớm các triệu chứng của xiết ăn răng.
Qua những thông tin trên, hy vọng là bạn đã hiểu hơn về tình trạng xiết ăn răng và những biện pháp điều trị hiệu quả. Khi điều trị răng bị xiết ăn, bạn nên lưu ý đến các phòng khám nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn thực hiện. Nhờ đó bạn có thể an tâm điều trị, đạt hiệu quả tối ưu.
Bài viết liên quan: >> Trám răng sữa cho trẻ: Có nên thực hiện và có đau không? >> Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Cha mẹ nên xử trí thế nào? >> Sâu răng sữa ở trẻ: Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục