Răng lung lay có giữ lại được không? Làm sao để khắc phục?

Bác sĩ Đức Anh
Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Phan Hùng Đức Anh
Bác sĩ phẫu thuật Implant

Khi nhận thấy tự nhiên răng lung lay thì bạn đừng nên chủ quan, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý đáng lo ngại như viêm nha chu, sâu răng, tiêu xương hàm,… Vậy làm sao để khắc phục tình trạng răng lung lay? Cùng Elite Dental tham khảo bài viết sau để có hướng xử lý phù hợp nhé!

1. Răng lung lay là tình trạng gì?

Răng lung lay là hiện tượng răng bị mất đi độ vững chắc vốn có, có thể di chuyển nhẹ theo chiều ngang hoặc dọc khi có lực tác động. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống nâng đỡ răng như nướu, dây chằng nha chu hoặc xương ổ răng đang gặp vấn đề.

Tình trạng này thường xuất hiện do viêm nha chu, chấn thương răng, tiêu xương hàm hoặc thay đổi nội tiết tố. Răng lung lay có thể được phân loại theo mức độ nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng tổng thể. Nếu không được điều trị kịp thời, răng lung lay có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

2. 10 nguyên nhân khiến răng lung lay

Răng bị lung lay có thể do một số nguyên nhân như sau:

2.1 Viêm nha chu

Bệnh lý viêm nha chu khiến phần nướu xuất hiện các túi hở tạo điều kiện để vi khuẩn hình thành, gây nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng sẽ phá vỡ mô liên kết và xương, khiến răng trở nên lung lay.

Xem thêm:  [Giải đáp] Viêm nha chu có trồng răng Implant được không?

‘Tôi năm nay gần 40 tuổi, mà răng bị viêm nha chu nặng nên bị mất vài cái, mấy răng còn lại cũng lung lay nhiều và mất thẩm mỹ, ăn uống thì khó khăn. Với trường hợp của tôi thì có thể trồng răng Implant được không?’ Đây là…

2.2 Răng lung lay do sâu răng

Sâu răng không chỉ gây tổn thương men và ngà răng mà còn có thể lan sâu vào tủy, gây viêm tủy và nhiễm trùng nặng. Khi vi khuẩn tấn công đến chân răng, chúng có thể tạo thành áp xe chân răng, tphá hủy mô quanh chóp răng và xương ổ răng. Đây chính là nguyên nhân khiến răng bị lung lay, kèm theo cảm giác đau nhức dữ dội, đặc biệt khi nhai hoặc ấn vào răng. Nếu không được điều trị kịp thời, răng sâu nặng dẫn đến lung lay có nguy cơ phải nhổ bỏ để tránh lây lan sang các răng kế cận và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể khoang

Xem thêm:  Răng sâu có niềng được không? Cách khắc phục trước khi niềng

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hiệu quả tình trạng răng lệch lạc, răng hô, răng móm hay khớp cắn ngược,... Dù vậy, nhiều người băn khoăn liệu răng sâu có niềng được không, có cần trám trước khi niềng? Cùng Elite Dental đi tìm đáp…

2.3 Chấn thương

Răng bị va đập mạnh do tai nạn, chơi thể thao,… dẫn đến tình trạng các dây chằng nha chu bị nới lỏng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến răng bị suy yếu và có dấu hiệu lung lay. 

2.4 Thói quen nghiến răng ảnh hưởng xấu đến răng

Nghiến răng là thói quen vô thức, thường xảy ra khi ngủ hoặc trong lúc căng thẳng. Tình trạng này tạo ra lực ma sát lớn giữa hai hàm, gây mài mòn men răng, nứt vỡ thân răng và ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. Về lâu dài, nghiến răng làm suy yếu cấu trúc nâng đỡ răng, khiến răng bị lung lay, ê buốt hoặc đau nhức khi ăn nhai.

Ngoài ra, nghiến răng kéo dài còn khiến cơ hàm mỏi, đau đầu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, như sử dụng máng chống nghiến hoặc điều trị tâm lý, sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Xem thêm:  Nguyên nhân mòn men răng, dấu hiệu, cách phục hồi và phòng ngừa

Bạn cảm thấy ê buốt, khó chịu mỗi khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh? Đó có thể là do men răng bị mòn. Tuy có chức năng quan trọng là bảo vệ phần răng bên trong nhưng men răng lại rất dễ bị tổn thương nếu chăm sóc không…

2.5 Thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thói quen cắn đồ cứng có thể làm răng bị chấn thương, dẫn đến lung lay. Ngoài ra, thường xuyên nghiến răng khiến hai hàm răng siết chặt vào nhau, dẫn đến hư hại men răng và thân răng. Tình trạng này diễn ra lâu ngày khiến răng bị lung lay và làm ảnh hưởng đến hệ mô răng xung quanh.

2.5 Tiêu xương hàm gây lung lay răng

Bệnh lý tiêu xương hàm gây ra tình trạng tụt nướu, làm giảm chiều cao và độ rộng của thành xương. Lúc này, nướu dần bị tách ra khỏi chân răng, dẫn đến hiện tượng răng bị lung lay.

2.6 Loãng xương

Tình trạng loãng xương khiến xương xốp, dễ gãy hơn, từ đó làm giảm mật độ xương hàm, khiến răng bị yếu đi và dễ rụng hơn.

2.7 Răng lung lay trong quá trình mang thai

Phụ nữ mang thai có sự gia tăng của hàm lượng estrogen và progesterone cũng khiến xương hàm yếu đi, nướu răng nhạy cảm gây ra hệ quả răng lung lay. Ngoài ra, tình trạng lung lay cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường (do lượng đường trong máu không ổn định ảnh hưởng sức khỏe răng miệng) hoặc trẻ em đến thời điểm thay răng sữa.

2.8 Chế độ dinh dưỡng không cân bằng

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu hụt các vi chất thiết yếu như canxi, vitamin D, vitamin C và phốt pho có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Thiếu canxi khiến xương hàm và men răng suy yếu, trong khi thiếu vitamin C làm nướu dễ viêm, chảy máu và giảm khả năng nâng đỡ răng. Khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất trong thời gian dài, răng trở nên lỏng lẻo và dễ bị lung lay, đặc biệt ở người già hoặc trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển.

2.9 Sử dụng các loại thuốc và một số bệnh lý khác

Một số loại thuốc như corticosteroid, thuốc chống co giật, thuốc chống loãng xương hoặc thuốc hóa trị có thể gây ảnh hưởng đến mật độ xương và sức khỏe nướu, dẫn đến tình trạng răng lung lay. Ngoài ra, các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, loãng xương, viêm khớp dạng thấp hoặc suy tuyến giáp cũng làm suy giảm khả năng tự phục hồi của mô quanh răng. Những người mắc bệnh mạn tính thường có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển bệnh nha chu – nguyên nhân hàng đầu khiến răng mất đi độ vững chắc.

2.10 Lung lay răng do các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến như sâu răng, viêm nha chu hay nghiến răng, răng lung lay còn có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác. Các tác động ngoại lực như tai nạn, va đập mạnh, hoặc thói quen cắn vật cứng có thể làm tổn thương cấu trúc quanh răng. Trong một số trường hợp, thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh cũng khiến nướu nhạy cảm và răng dễ lung lay hơn. Việc nhận biết đúng nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị hiệu quả, tránh nguy cơ mất răng sớm.

Xem thêm:  Những lưu ý khi trẻ thay răng để con có một hàm răng đẹp

Để trẻ lớn lên có một hàm răng khỏe đẹp, giai đoạn thay răng sữa đóng vai trò nền móng quan trọng. Nền móng không vững thì răng vĩnh viễn sau này của trẻ cũng sẽ lệch lạc và gặp những bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy,…

răng bị lung lay
Trong thời gian thai kỳ, cơ thể phụ nữ có sự gia tăng của hàm lượng estrogen và progesterone, khiến xương hàm yếu đi, răng dễ bị lung lay.

3. Răng lung lay có giữ được không?

Theo Cleveland Clinic, khi nhận thấy răng có dấu hiệu lung lay, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Trong nhiều trường hợp, răng lung lay có thể được bảo tồn bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật như cạo vôi răng, làm sạch túi nha chu kết hợp với cải thiện vệ sinh răng miệng tại nhà.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hoặc do tổn thương sâu bên trong, bạn có thể cần đến các thủ thuật nha khoa như cố định răng, phẫu thuật nha chu hoặc nhổ răng tổn thương. Việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đau nhức kéo dài, sưng viêm và nhiễm trùng lan rộng. Chủ động thăm khám giúp tăng khả năng giữ lại răng thật và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.

3. Các biện pháp khắc phục răng bị lung lay

Tùy vào tình trạng răng bị lung lay nhẹ hay nặng, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật. Trong đó, có các biện pháp điều trị bảo tồn như sau:

  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng: Đây là cách làm răng hết lung lay áp dụng với các trường hợp răng khỏe mạnh, bị suy yếu do chịu tác động ngoại lực. Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để cố định răng lung lay.
  • Cạo vôi răng và xử lý mặt chân răng: Với trường hợp răng bị viêm nha chu do mảng bám, vôi răng hình thành lâu ngày dẫn đến lung lay, bác sĩ thực hiện một số kỹ thuật vệ sinh. Theo đó, bác sĩ sẽ cạo vôi răng để loại bỏ vi khuẩn và xử lý mặt chân răng giúp gắn kết nướu và chân răng.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể áp dụng các biện pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Nẹp răng: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể dùng nẹp để liên kết răng bị lung lay và các răng xung quanh. Nhờ đó giúp cố định răng không di chuyển.
  • Ghép mô mềm: Với trường hợp thiếu nướu do viêm nướu hoặc viêm nha chu, sau khi xử lý mặt chân răng, bác sĩ tiến hành ghép mô mềm. Nhờ vậy, vết thương ở phần nướu sẽ mau lành hơn.
  • Ghép xương: Với bệnh lý tiêu xương khiến răng bị lung lay, bác sĩ có thể chỉ định ghép xương nhằm tăng thể tích xương. Ngoài ra, đây cũng là thủ thuật bổ sung cho quá trình cấy ghép răng trong trường hợp mất răng.
răng lung lay
Trong trường hợp răng lung lay bị mất, ghép xương cũng là thủ thuật bổ sung cần thiết cho quá trình cấy ghép răng.

Với trường hợp răng bị lung lay nặng, không thể giữ được, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Sau khi răng đã được nhổ, bệnh nhân nên sớm áp dụng các phương pháp phục hình răng để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm hoặc khiến các răng xung quanh bị lung lay. Trong đó, cấy ghép Implant là giải pháp giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ nụ cười hiệu quả.

4. Cách phòng tránh răng lung lay

Để phòng tránh răng bị lung lay, bạn nên áp dụng các cách gợi ý sau đây:

Vệ sinh răng miệng thật tốt

Bạn nên đánh răng nhẹ nhàng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Kết hợp với súc miệng nước muối, hoặc nước súc miệng chuyên dụng để ngăn chặn vi khuẩn hình thành trong khoang miệng.

Không nghiến răng khi ngủ

Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn có thể sử dụng máng chống nghiến để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Xem thêm: Nguyên nhân trẻ ngủ nghiến răng

Chế độ ăn uống giàu canxi

Để bảo vệ răng chắc khỏe, bạn nên có chế độ dinh dưỡng giàu canxi. Cụ thể, nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa chua, phô mai, các loại hạt,… giúp nuôi dưỡng răng chắc khỏe.

Khám răng miệng định kỳ

Bạn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để hạn chế hình thành mảng bám gây hại cho răng. Đồng thời, khám răng miệng định kỳ cũng giúp phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề nha khoa.

Elite Dental – Địa chỉ điều trị bệnh lý nha khoa, chăm sóc răng miệng uy tín

Elite Dental là địa chỉ nha khoa uy tín nhận được nhiều sự tin chọn từ quý khách hàng. Với hơn 11 năm kinh nghiệm, Elite Dental có đầy đủ điều kiện về chuyên môn và cơ sở vật chất để đồng hành cùng khách hàng trong hành trình chăm sóc sức khỏe răng miệng

Tại Elite Dental có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên sâu về Nha khoa tổng quát, Niềng răng, Trồng răng Implant,… với nhiều năm kinh nghiệm điều trị thực tế cho hàng ngàn khách hàng. Với mỗi trường hợp răng lung lay, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp bảo tồn tối đa, đảm bảo mang đến cho khách hàng kết quả sau cùng mỹ mãn, bền vững.

Đồng thời, Elite Dental còn đầu tư trang thiết bị hiện đại hỗ trợ bác sĩ như máy chụp phim CBCT, máy điều trị nội nha Xmart, máy scan răng 3D kỹ thuật số PrimeScan, công nghệ CAD/CAM thiết kế máng hướng dẫn phẫu thuật,… Đặc biệt, khách hàng được trải nghiệm mô hình All-in-1 Clinic với các quy trình điều trị khép kín bao gồm: Chụp phim, xét nghiệm, tiểu phẫu và nghỉ ngơi ngay tại Elite Dental. Nhờ vậy, khách hàng hạn chế di chuyển nhiều nơi, giúp hành trình chăm sóc sức khỏe răng miệng trở nên thuận lợi, thoải mái hơn.

cách nhổ răng lung lay không đau
Elite Dental trang bị đầy đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thăm khám, điều trị an toàn và hiệu quả của khách hàng.

>> Đặt lịch khám với Elite Dental ngay hôm nay để chăm sóc và bảo vệ nụ cười khỏe đẹp, rạng ngời nhé!

Bài viết trên đây cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng răng bị lung lay. Ngay khi thấy dấu hiệu răng lung lay, bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ để có giải pháp chăm dưỡng và điều trị kịp thời, hạn chế dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:
> Răng bị mẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục
> Răng bị lung lay khi niềng
> Răng bị nứt có sao không? 
Bài Viết Liên Quan