Thói quen thở miệng ảnh hưởng xấu như thế nào đến răng và xương hàm của trẻ?

Giáo trình Bệnh học Răng miệng ở Bệnh nhi cảnh báo biến chứng tiềm ẩn của tình trạng thở bằng miệng: Viêm nướu và sai lệch khớp cắn. Thường xuyên thở miệng khi thức và cả khi ngủ sẽ tạo thành thói quen xấu cho trẻ và gây ra những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sự phát triển khung xương hàm của trẻ mà Ba Mẹ cần tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân thói quen thở miệng ở con

Thói quen thở miệng được hình thành do trẻ gặp bệnh đường hô hấp như có khối viêm Amidan lớn, tắc nghẽn mũi thường xuyên do dị ứng, cảm lạnh,… gây khó khăn khi thở bằng mũi và trẻ thích nghi với việc đó bằng cách là chuyển qua thở bằng miệng. Điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ tạo thành thói quen xấu và trẻ sẽ duy trì việc thở bằng miệng ngay cả khi không bị nghẹt mũi.

2. Dấu hiệu nhận biết con đang thở miệng

  • 2 môi cách xa nhau, miệng ở tư thế mở, môi hở lộ răng.
  • Các răng cửa dưới cụp vào trong.
  • Thở sâu nhưng không thấy cánh mũi di động.
  • Thở miệng làm cho trẻ ngủ không sâu giấc nên khi thức dậy vào buổi sáng Ba Mẹ sẽ thấy trẻ mệt mỏi.
  • Môi thường xuyên khô nứt.
  • Thường xuyên viêm lợi, có nhiều đốm sâu răng, hơi thở có mùi hôi.
  • Giọng nói khàn.

3. Thói quen thở miệng của con có tác hại như thế nào?

Trẻ có thói quen thở miệng thường sẽ có cảm giác khô miệng, khô môi, gây cảm giác khó chịu và dẫn đến những vấn đề tiềm tàng về sức khỏe răng miệng khác.

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) báo cáo rằng: khô miệng có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi, đặc biệt hơn là một biến chứng tiềm ẩn khác của tình trạng khô miệng chính là sâu răng. Vì thiếu đi nước bọt giúp làm sạch vi khuẩn bám trên răng, từ đó sẽ tích tụ mảng bám, dễ bị sâu răng và mức độ sâu phát triển nhanh. Không chỉ vậy, khi trẻ thở bằng miệng, sự tiếp xúc thường xuyên với không khí và vi khuẩn từ bên ngoài có thể khiến nướu bị khô và sưng đỏ gây viêm nướu.

hinh-anh-1

Ngoài ra một biến chứng sức khỏe răng miệng khác khi trẻ có thói quen thở miệng đó là sai lệch khớp cắn.

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Sức khỏe Răng miệng Quốc tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy, khi so sánh với trẻ thở bằng mũi thông thường, thì trẻ có thói quen thở bằng miệng thường có răng cửa mọc lệch về trước nhiều hơn hay phần hàm trên và dưới đều lùi sâu vào trong, riêng hàm dưới lại càng lùi vào sâu hơn gây ra hiện tượng hô. Vì khi thở miệng thì lưỡi sẽ hạ xuống dưới chứ không đặt lên vòm họng, để mở rộng đường thở khoang miệng hơn. Và khi đặt sai tư thế lưỡi trong thời gian dài khiến hàm trên bị hẹp dần và khấp khểnh, các răng đưa ra trước nhiều hơn do bị thu nhỏ kích thước hàm. Đồng thời lưỡi sẽ tràn sang 2 bên, chèn vào giữa các răng hàm khiến lưỡi bị to, gây trồi răng cửa hàm dưới. Sự trồi răng sẽ dẫn đến hậu quả khiến đường cong cắn khớp gập khúc, không đều đặn. Xuất hiện nhiều điểm cản trở khớp cắn, khớp cắn sâu khiến hàm bị khóa và gây lực nén lên vùng mô sau đĩa của khớp Thái Dương Hàm, bạn có thể nghe thấy các tiếng kêu ở khớp khi há ngậm, đồng thời đau khớp Thái Dương mỗi lần ăn nhai. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH) lưu ý, sai lệch khớp cắn có thể gây khó khăn khi nói, ăn nhai và ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.

hinh-anh-2

thoi-quen-xau-tho-mieng-01

4. Phương pháp điều trị thói quen thở miệng ba mẹ cần biết

Tình trạng thở miệng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế những sai lệch xương hàm do thở miệng gây ra và giúp cho hành trình chỉnh nha của con (nếu cần) sẽ đạt kết quả ổn định dài lâu.

Trẻ thở miệng nên được thăm khám bởi Bác sĩ Nha khoa và Bác sĩ Tai Mũi Họng. Nếu trẻ gặp các vấn đề về mũi như viêm mũi, thường xuyên viêm đường hô hấp, viêm Amidan gây cản trở việc thở bình thường qua mũi, trẻ cần được chữa trị dứt điểm, giúp trẻ tái lập lại việc thở qua mũi bình thường. Bệnh viện Nhi Stanford báo cáo rằng một số phương pháp điều trị có thể bao gồm rửa mũi, xịt mũi, uống thuốc hoặc phẫu thuật.

Trường hợp khác, thói quen thở miệng có thể xuất phát từ tư thế ngủ há miệng của trẻ khiến cho hàm trên nhỏ hẹp, răng mọc lệch lạc, hô ra và miệng ngậm không kín. Sau khi kết luận trẻ chắc chắn có thói quen thở miệng. Lúc này, Bác sĩ chỉnh nha sẽ:

  • Chỉ định cho trẻ điều trị dứt điểm các vấn đề về hô hấp với Bác sĩ Tai Mũi Họng trước tiên. Bởi vì nếu không chữa thở miệng ngay từ đầu thì việc chỉnh nha sẽ không cho kết quả ổn định lâu dài, tình trạng hô sẽ tái phát.
  • Sau khi viêm mũi dị ứng, viêm Amidan được chữa khỏi, trong trường hợp thở miệng lâu dẫn đến những lệch lạc và sai hình xương hàm Bác sĩ chỉnh nha sẽ chỉ định cho trẻ chỉnh nha với các khí cụ chuyên biệt theo từng giai đoạn.
  • Khí cụ nong hàm là một trong những khí cụ thường được ứng dụng trong trường hợp này, giúp mở rộng cung hàm trên.

thoi-quen-tho-mieng-02

5. Elite khuyên Ba Mẹ cần làm gì để ngăn ngừa thói quen xấu thở miệng này?

Trẻ thở miệng nên được điều trị sớm nhất có thể, đặc biệt ở giai đoạn răng hỗn hợp nhằm ngăn chặn những sai hình có thể xảy ra và tránh cho trẻ được những điều trị phức tạp về sau.

Elite luôn khuyến khích Ba Mẹ nên cho trẻ chuyến thăm khám nha khoa đầu tiên khi trẻ lên 3 tuổi và duy trì định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát, kiểm tra và đánh giá tình trạng răng của trẻ, giúp con có được hàm răng phát triển bình thường khỏe mạnh.

Đặc biệt giai đoạn vàng mà ba mẹ cần lưu ý theo dõi sát sao và định kỳ sức khỏe răng miệng của con để kịp thời can thiệp điều trị sớm các sai lệch xương hàm và răng ngay trong giai đoạn trẻ đang thay răng (6 – 12 tuổi). Elite luôn mong muốn Ba Mẹ hiểu rằng, sự hợp tác của cả trẻ và gia đình là một phần quan trọng của chỉnh nha.

thoi-quen-tho-mieng-03

thoi-quen-tho-mieng-04

Việc thăm khám định kỳ giúp ba mẹ có thêm một người đồng hành đáng tin cậy trong hành trình nuôi dưỡng con nhỏ, chính là bác sĩ. Việc phát hiện kịp thời những sai lệch còn làm tăng tỷ lệ điều trị thành công cao hơn ở các ca khó.

thoi-quen-tho-mieng-05

Lời kết

Chúng tôi luôn sẵn sàng cho bạn một hành trình chỉnh nha an toàn và chất lượng nhất. Hãy mô tả những khiếm khuyết nụ cười bạn đang gặp phải và đặt hẹn gặp bác sĩ chỉnh nha ngay hôm nay: m.me/EliteDentalVietnam

Bài cùng chuyên mục