Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Võ Thế Dzũ
Bác sĩ Tiểu phẫu Nha khoa

Các trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc sai vị trí, bị sâu,… cần được nhổ để chấm dứt tình trạng đau nhức và các biến chứng nguy hiểm. Những tiến bộ trong nha khoa hiện nay đã có thể kiểm soát tỷ lệ nhiễm trùng khi nhổ răng khôn ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, nếu thực hiện nhổ răng khôn không đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Dưới đây là 10 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, mời bạn cùng tìm hiểu nhé! 

1. Tổng hợp 10 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn cần lưu ý

Sau đây là 10 dấu hiệu nhổ răng khôn bị nhiễm trùng cần lưu ý:

1.1 Chảy máu kéo dài ở vết phẫu thuật

Sau khi nhổ răng khôn khoảng 40-60 phút, máu sẽ ngừng chảy và đông lại. Nhưng nếu máu vẫn tiếp tục chảy và kéo dài từ 1-2 ngày sau đó thì nhiều khả năng đây là dấu hiệu vết thương răng khôn bị nhiễm trùng. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể là do nướu và mạch máu ở niêm mạc bị tổn thương. 

1.2 Sưng tấy vùng nướu

Sau khi nhổ răng khôn, phần nướu tại vị trí vết thương có thể sưng đau trong khoảng vài ngày đến 1 tuần. Nếu tình trạng này kéo dài, nướu bị sưng tấy hơn bình thường thì có thể do vết thương nhổ răng bị nhiễm trùng.

Xem thêm:  Sưng nướu răng khôn: Triệu chứng và cách giảm sưng

Sưng nướu răng khôn là tình trạng thường gặp ở nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết cách xử trí. Hãy cùng Elite Dental tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng viêm nướu răng khôn để nhận biết kịp thời và áp dụng cách giảm sưng đau hiệu quả…

1.3 Tình trạng đau nhức không thuyên giảm

Vết thương sau khi nhổ răng khôn gây đau nhức, tuy nhiên tình trạng này sẽ thuyên giảm sau vài ngày và chấm dứt sau vài tuần. Nhưng nếu cơn đau nhức kéo dài lâu hơn và không bớt đi thì rất có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng răng khôn.

1.4 Nhổ răng khôn bị sưng mặt, sưng má 

Sau khi nhổ răng số 8, bệnh nhân thường bị sưng má, sưng mặt trong vài ngày do chất lỏng và dịch tích tụ ở vị trí vết thương. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm thì có thể do nhổ răng số 8 bị nhiễm trùng.

Xem thêm: Bị sưng mặt sau khi nhổ răng khôn
Nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
Nếu từ 2 – 7 ngày mà tình trạng sưng má không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra.

1.5 Tê buốt hơn 1 tuần tại vị trí nhổ răng khôn

Nếu bạn có cảm giác tê buốt sau khi nhổ răng khôn trong 1-3 ngày thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài lâu hơn thì có thể vùng nướu tại vị trí nhổ răng bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu nếu không được xử lý kịp thời. 

1.6 Cảm giác đau khi mở và đóng miệng

Thông thường, sau nhổ răng khôn từ 1-2 ngày, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau khi mở và đóng miệng. Dù vậy, nếu tình trạng này diễn ra lâu hơn thì có thể là do vết mổ không được xử lý tốt, dẫn đến nhiễm trùng gây đau xương hàm. Lúc này, bạn nên đến nha khoa kiểm tra để có biện pháp điều trị phù hợp.

1.7 Vết nhổ răng khôn có mủ trắng, kèm theo sưng đau và miệng có vị khó chịu

Nếu vết thương nhổ răng khôn có màng trắng xuất hiện mà không dấu hiệu bất thường nào khác thì bạn không nên lo lắng, vì đây là hiện tượng màng lành thương bình thường. Tuy nhiên, nếu tại vị trí nhổ răng có mủ trắng kèm theo sưng đau và miệng có vị khó chịu thì nhiều khả năng là dấu hiệu bị nhiễm trùng sau nhổ răng khôn.

1.8 Nổi hạch kèm theo sốt

Sau quá trình nhổ răng khôn tác động đến nướu, xương hàm, người bệnh thường có cảm giác sưng tấy kèm với sốt nhẹ trong khoảng 1-2 ngày. Nhưng nếu bạn thấy sốt kéo dài cùng với hiện tượng nổi hạch thì có thể vị trí nhổ răng số 8 đã bị nhiễm trùng.

1.9 Hơi thở có mùi lạ, ngay cả khi đã đánh răng

Nếu sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân không vệ sinh răng miệng và chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến hiện tượng vết thương bị vi khuẩn tấn công. Từ đó dẫn vị trí nhổ răng bị viêm nhiễm, gây ra hôi miệng.

1.10 Cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt thức ăn

Một trong những dấu hiệu vết nhổ răng khôn nhiễm trùng dễ nhận biết là bệnh nhân cảm thấy khó thở và khó nuốt thức ăn. Điều này xảy ra do vị trí nhổ răng bị sưng tấy, gây áp lực lên hệ hô hấp, từ đó cản trở quá trình nuốt thức ăn. 

Vết khâu nhổ răng khôn bị nhiễm trùng có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng là vấn đề rất nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm xương ổ răng, viêm xương tủy hàm, hoại tử xương hàm, thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch.

Lưu ý, thực hiện nhổ răng khôn hàm trên vì vị trí nằm khá sát với vùng xoang hàm cần thận trọng hơn. Vì khi nhiễm trùng, vi khuẩn có thể tấn công đến xoang hàm khiến Cô Chú/Anh Chị cảm thấy khó thở, đau nhức vùng mũi và chảy dịch xuống họng.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn?

Nhổ răng bị nhiễm trùng là tình trạng huyệt ổ răng bị nhiễm khuẩn hay vùng xương hàm, nướu lợi bị tổn thương quá mức dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử.

Trong đó, nguyên nhân gây ra nhiễm trùng vết mổ răng khôn là do:

  • Răng khôn nằm quá sâu phải rạch nướu nhiều: Việc rạch nướu nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vết thương, gây ra nhiễm trùng.
  • Nhổ răng sai kỹ thuật: Bác sĩ nhổ răng khôn sai kỹ thuật có thể gây chèn ép và tổn thương xương hàm và các vùng lân cận. Từ đó dẫn đến tình trạng vết mổ răng khôn nhiễm trùng.
  • Dụng cụ nhổ răng không được khử trùng cẩn thận: Nhổ răng khôn tại nha khoa kém chất lượng, sử dụng thiết bị cụ nhổ răng không được sát trùng kỹ lưỡng có thể là nguyên nhân làm nhiễm trùng vết thương nhổ răng khôn.
  • Không điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng trước khi nhổ: Nếu người bệnh không điều trị dứt điểm các bệnh lý sâu răng, viêm tủy thì sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng khi nhổ răng khôn.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Trường hợp bệnh nhân vệ sinh răng miệng thiếu kỹ lưỡng, không theo chỉ dẫn của bác sĩ thì thức ăn sẽ bám vào lỗ nhổ răng. Từ đó làm tăng nguy cơ nhổ răng bị nhiễm trùng.
Dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể là nguyên nhân khiến vết thương nhổ răng khôn bị nhiễm trùng.
  • Hút thuốc sau khi nhổ: Việc hút thuốc lá có thể làm giảm lượng oxy để tuần hoàn máu, dẫn đến làm chậm quá trình lành thương. Đồng thời, khói thuốc khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vết thương nhổ răng khôn và gây ra tình trạng viêm nhiễm. 
  • Không kiểm tra kỹ tình trạng răng sau khi nhổ: Sau khi nhổ răng khôn, nếu bác sĩ không kiểm tra kỹ và bỏ sót chân răng hoặc vùng mô viêm thì sẽ gây ra đau nhức và chảy máu. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng khoang miệng.

3. Nên làm gì khi nhổ răng khôn bị nhiễm trùng?

Sau đây là một số cách xử lý tình trạng răng khôn sau khi nhổ bị nhiễm trùng bạn có thể tham khảo:

3.1 Chườm đá lạnh giúp giảm đau

Chườm đá lạnh là một trong những cách khắc phục tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng số 8. Biện pháp này giúp các bo mao mạch co lại, giảm thiểu chảy máu và làm dịu cảm giác đau nhức do tình trạng viêm gây ra.

3.2 Dùng nước muối súc miệng nhẹ nhàng

Sử dụng nước muối giúp loại bỏ các vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng và khử trùng vết thương nhổ răng. Theo đó, bạn nên pha nước muối với khoảng 250ml nước ấm để súc miệng nhẹ nhàng khoảng 2 lần/ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng sau khi nhổ răng khôn.

3.3 Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách

Bên cạnh súc miệng bằng nước muối, bệnh nhân cũng nên lưu ý vệ sinh răng miệng. Bạn nên duy trì đánh răng ít nhất 2 lần/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh thức ăn thừa, phòng tránh vi khuẩn tấn công khoang miệng và vết thương nhổ răng.

3.4 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Cách xử lý nhiễm trùng sau nhổ răng khôn bạn có thể áp dụng là có chế độ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, uống sữa. Bạn không nên ăn những đồ ăn quá cứng, quá dai để tránh ảnh hưởng đến vết thương nhổ răng. Bên cạnh đó, trong 1 tuần đầu sau khi nhổ răng, bệnh nhân không nên ăn thức ăn cay nóng, quá lạnh, chua hoặc mặn, cũng như hạn chế uống bia, rượu.

Xem thêm:  Sau nhổ răng khôn kiêng gì và ăn gì để đỡ đau, nhanh lành?

Điều chỉnh chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn kiêng gì và nên ăn gì là yếu tố quan trọng giúp người bệnh giảm đau nhức, khó chịu, hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn. Hiểu rõ điều này, dưới đây Elite Dental sẽ giải đáp giúp bạn…

Nhổ răng khôn nên ăn gì và kiêng gì
Để xử lý vết thương nhổ răng khôn bị nhiễm trùng, bệnh nhân nên lưu ý có chế độ ăn uống phù hợp.

3.5 Sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn kéo dài không thuyên giảm, bệnh nhân nên đi khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và kê thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Trường hợp nhiễm trùng có mủ, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật y khoa để điều trị. 

3.6 Bôi gel nha khoa để giảm sưng đau

Bôi gel nha khoa có tác dụng giảm đau và cải thiện tình trạng vết thương nhổ răng khôn bị viêm nhiễm. Dù vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để đảm bảo sử dụng gel nha khoa đúng cách và an toàn với tình trạng nhiễm trùng.

3.7 Đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị

Để vết nhiễm trùng không lan rộng ra những chỗ khác trong khoang miệng, Cô Chú/Anh Chị nên đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng. Sau đó, tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau để loại bỏ ổ nhiễm trùng và bảo tồn răng hiệu quả.

Xem thêm: 
> Kinh nghiệm nhổ răng khôn 
> Cách chăm sóc & bảo vệ răng miệng sau khi nhổ răng khôn

4. Cách ngăn ngừa nhiễm trùng sau nhổ răng khôn

Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bệnh nhân nên lưu ý một số việc nên và không nên làm sau khi nhổ răng khôn. Cụ thể như sau: 

Nên và không nên làm gì sau khi nhổ răng khôn

Ngoài chăm sóc răng miệng và ăn uống phù hợp, quan trọng hơn hết là Cô Chú, Anh Chị nên lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín. Bởi tại đây luôn có đội ngũ bác sĩ giỏi có tay nghề thuần thục, thực hiện thao tác nhanh và nhẹ nhàng. Cùng với thiết bị y khoa hiện đại hỗ trợ quá trình nhổ răng số 8 thuận lợi, an toàn và hạn chế tình trạng nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm.

>> Có thể bạn quan tâm: Nhổ răng khôn ở đâu tốt? Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại TPHCM

Elite Dental – Địa chỉ nhổ răng khôn an toàn, không đau tại TP. HCM

Elite Dental tự hào là địa chỉ nhổ răng khôn an toàn, không đau tại TP. HCM được đông đảo khách hàng gửi gắm niềm tin. Đến đây, hành trình “tạm biệt” răng số 8 của bạn sẽ được đồng hành cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, thực hiện đúng kỹ thuật, thao tác nhẹ nhàng, hạn chế tối đa sưng đau sau phẫu thuật. Không chỉ vậy, Elite Dental còn chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị tối tân, hiện đại như: Máy chụp phim giúp khảo sát tình trạng răng, máy nhổ răng siêu âm Piezotome hỗ trợ giảm sang chấn trong khi phẫu thuật, công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu PRP giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi các mô tổn thương.

Ngoài ra, Quý khách được Elite Dental tư vấn lộ trình nhổ răng khôn chi tiết với bảng giá hợp lý, minh bạch. Đồng thời, sau khi nhổ răng, Quý khách được bác sĩ tư vấn tận tình, hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng đúng cách cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng, giúp vết thương mau chóng phục hồi.

Thời gian qua, Elite Dental đã có cơ hội đồng hành cùng bạn Q. trong hành trình nhổ 4 răng khôn. Nhờ bác sĩ tại Elite Dental dày dặn kinh nghiệm, thuần thục thao tác nhẹ nhàng mà thời gian nhổ răng chỉ diễn ra chưa đến 1 tiếng và hạn chế sang chấn, giảm tối đa cảm giác sưng đau sau khi nhổ răng.

Bệnh nhân sau khi nhổ răng số 8
Kết thúc hành trình “tạm biệt” chiếc răng số 8 cùng Elite Dental, bạn Q. vui vẻ chia sẻ rằng: “Không đau hay mệt gì hết trơn”.

Sau đây là quá trình nhổ răng khôn không đau tại Elite Dental thông qua chia sẻ của đội ngũ bác sĩ tại đây và trải nghiệm thực tế từ Khách hàng:

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào về răng khôn và muốn tìm đến nha khoa uy tín, chất lượng để giảm thiểu biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng thì hãy liên hệ với Elite Dental để được tư vấn cụ thể nhé.

Xem thêm:
> Nhổ răng khôn có nguy hiểm không
> Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
> Nhổ răng khôn không đau

Bài Viết Liên Quan