Rối loạn khớp thái dương hàm do đâu? Dấu hiệu & Cách điều trị

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tùng
Bác sĩ điều trị Chỉnh nha chuyên sâu

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, hoạt động ăn nhai có thể gặp khó khăn bởi người bệnh cảm thấy đau nhức và mỏi cơ hàm thường xuyên. Hơn nữa việc há miệng cũng bị cản trở, có thể ảnh hưởng đến giao tiếp và công việc hàng ngày. Vậy nguyên nhân rối loạn khớp hàm thái dương là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và làm sao để khắc phục hiệu quả? Hãy cùng Elite tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm (TDH) là khớp nối giữa xương thái dương (phía trên) và xương hàm dưới (phía dưới), có cấu tạo gồm chỏm lồi cầu, đĩa khớp và hõm khớp. Đây là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, có thể di chuyển 3 chiều như đưa tới trước, đưa ra sau và trượt sang bên, giúp hàm đóng mở để thực hiện các hoạt động như nói, nhai, nuốt.

Cấu tạo khớp thái dương hàm
Cấu tạo khớp thái dương hàm.

Rối loạn thái dương hàm hay viêm khớp thái dương hàm xảy ra khi các cơ và hàm trên mặt có vấn đề gây đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm với xương sọ. Thông thường, các triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm khá khó để nhận biết vì nó hay bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác, chẳng hạn như đau đầu, các bệnh lý tai mũi họng, nội thần kinh,…

Tại nha khoa Elite, chúng tôi có Bác sĩ chuyên sâu, am hiểu về khớp thái dương hàm sẽ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu.

2. Nguyên nhân rối loạn khớp thái dương hàm

Tình trạng rối loạn khớp hàm thái dương có thể do nhiều nguyên nhân như:

Các vấn đề răng miệng

Tình trạng răng mọc lệch, mọc chen chúc hay biến chứng sau khi nhổ răng khôn, nhổ răng hàm không đúng kỹ thuật khiến dĩa khớp thái dương bị trật.

Xem thêm:  Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? 9 biến chứng có thể gặp

Răng khôn có thể bảo tồn nếu mọc thẳng đúng vị trí, không bị kẹt với mô xương và nướu hoặc không gây bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nướu…). Nhưng khi răng khôn không thể duy trì do mọc sai vị trí gây đau nhức, mọc ngầm khiến…

Nguyên nhân rối loạn khớp thái dương
Lệch khớp cắn là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề ở khớp thái dương hàm.

Chấn thương vùng mặt

Các chấn thương ở vùng mặt khi chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây đau xương hàm thái dương. 

Bệnh lý về xương khớp

Viêm khớp thái dương hàm còn có liên quan đến các bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp (chiếm 50% trường hợp), thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp,… 

Các tác động đến xương hàm

Há miệng quá to khi ăn hay ngáp, ăn đồ dai, nhai kẹo cao su, nghiến răng cũng có thể tác động lên khớp thái dương hàm và gây viêm.

Xem thêm:  Trẻ ngủ nghiến răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Nhiều ba mẹ bối rối khi thấy trẻ ngủ nghiến răng và phát ra tiếng kêu ken két, vì không biết nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm không? Để có lời giải đáp và cách chữa nghiến răng ở trẻ, mời phụ huynh cùng đọc tiếp bài viết…

3. Ai dễ bị rối loạn khớp thái dương hàm?

Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh lý khá thường gặp, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải nếu đang có những vấn đề vừa kể trên. Tuy nhiên, người trẻ tuổi có tỷ lệ mắc rối loạn ở khớp thái dương hàm cao hơn so với người lớn tuổi. Bệnh cũng có tỷ lệ xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới.

4. Nhận biết triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Đau khớp thái dương hàm ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ, tự khỏi. Nhưng khi bệnh trở nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau nhiều và liên tục khi ăn. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết rối loạn ở khớp thái dương:

  • Đau vùng mặt hoặc hàm ở gần mang tai.
  • Nhức đầu, đau tai và cảm thấy áp lực nặng ở vùng mắt.
  • Khi mở hay há miệng, bạn hay nghe tiếng “click” hoặc “poc”.
  • Hàm dưới bị kẹt, khóa hàm làm bạn không thể mở miệng được.
  • Căng cứng các cơ hàm, mỏi cổ, nhức thái dương, mệt mỏi.
Rối loạn thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mặt.

5. Rối loạn khớp thái dương hàm có tự khỏi không? 

Hầu hết những người bị đau khớp thái dương hàm có các triệu chứng tương đối nhẹ và theo chu kỳ có thể tự cải thiện trong vài tuần hoặc vài tháng với liệu pháp đơn giản tại nhà.

6. Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Trường hợp đau khớp thái dương nặng hơn thì cần được điều trị sớm và đúng cách. Việc kéo dài tình trạng bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: 

  • Thoái hóa khớp: Khớp thái dương hàm bị viêm kéo dài có thể dẫn tới thoái hóa khớp với các biểu hiện như tiêu xương chỏm lồi cầu, mòn bề mặt khớp, dính lồi cầu vào hõm chảo, thậm chí là thủng đĩa khớp.
  • Cứng khớp, dính khớp: Trường hợp dĩa khớp thái dương hàm bị trật khỏi vị trí bình thường, nếu không điều trị thì có thể dẫn đến tình trạng teo đĩa đệm, cứng khớp và dính khớp.
  • Không há được miệng, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai: Hiện tượng khớp bị cứng, dính khớp, thủng đĩa khớp… khiến bệnh nhân không thể há miệng. Từ đó, hoạt động nhai thức ăn gặp khó khăn làm cho cơ thể bị thiếu chất dẫn đến suy nhược.
Dành cho bạn: Đau hàm khi há miệng có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả

7. Biện pháp chẩn đoán rối loạn chức năng khớp thái dương hàm

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng cơn đau, kiểm tra chuyển động của hàm, ấn vào các khu vực xung quanh khớp thái dương hàm của người bệnh để xác định vị trí đau,…

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng như: Chụp X-quang để kiểm tra tình trạng hàm chếch, cận chóp; chụp CT để có hình ảnh chi tiết của xương liên quan khớp thái dương hàm, chụp MRI để phát hiện các vấn đề liên quan đến đĩa khớp hoặc mô mềm xung quanh,… nhằm đánh giá và chẩn đoán chính xác hơn.

Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm
Qua xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

8. Rối loạn khớp thái dương hàm có chữa được không?

Bị rối loạn chức năng khớp thái dương hàm có thể khắc phục được nếu điều trị sớm và đúng cách. Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm mà sẽ có cách điều trị phù hợp.

8.1. Cách giảm đau khớp thái dương hàm tại nhà

Để cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau khớp thái dương hàm dưới đây: 

  • Chườm ấm: Chườm ấm khu vực đau thái dương hàm trong 20 phút sau đó tập cử động há bằng cách mở và ngậm hàm rồi cử động sang hai bên. Lặp lại phương pháp này mỗi ngày 3 – 5 lần.
  • Xoa bóp cơ hàm: Xoa bóp cơ hàm với các bài tập viêm khớp thái dương hàm như gập hàm, nhướn lưỡi, chuyển động hàm về hai bênphía trước. 
  • Tránh hoạt động hàm mạnh: Khi bị rối loạn thái dương hàm, bạn tránh cử động hàm mạnh như ngáp dài, hét lớn, nhai kẹo cao su,…
  • Bổ sung thực phẩm mềm, dễ nuốt: Bạn có thể xây dựng chế độ ăn với các thực phẩm mềm, dễ nuốt và ít hoạt động nhai mạnh như canh hầm, cháo, sữa chua, sinh tố,… 

8.2. Thuốc giảm đau

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau acetaminophen; các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID) như meloxicam, diclofenac; các thuốc kháng viêm corticoid; thuốc giãn cơ eperisone,… nhằm cải thiện tình trạng đau, sưng viêm tại khớp thái dương hàm. Bạn lưu ý cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ
Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có sự tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

8.3. Dùng máng nhai hoặc chỉnh nha

Nếu nguyên nhân đau khớp thái dương hàm là do cấu trúc răng sai lệch thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng máng nhai hoặc chỉnh nha để khắc phục. Đây đều là các phương pháp điều trị bảo tồn, ít tác động đến răng thật.

  • Máng nhai: Dụng cụ hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, đồng thời cố định lại khớp cắn và giảm áp lực lên phần khớp thái dương hàm. Người bệnh nên đi thăm khám để bác sĩ tư vấn loại máng nhai chữa rối loạn khớp thái dương hàm phù hợp với tình trạng, mang lại hiệu quả tối ưu. Không nên tự ý mua và sử dụng vì có thể không phù hợp sẽ làm khớp thái dương hàm đau mỏi nghiêm trọng hơn.
  • Chỉnh nha: Phương pháp điều trị nha khoa chuyên sâu giúp nắn chỉnh các răng và khớp cắn sai lệch về đúng vị trí bình thường. Nhờ đó vừa phục hồi thẩm mỹ nụ cười tự nhiên vừa giúp việc ăn nhai đúng khớp, tránh gây đau khớp thái dương hàm. Hiện nay có các phương pháp chỉnh nha phổ biến như niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt,…
Xem thêm:  Vì sao bạn nên chỉnh nha càng sớm càng tốt?

“Lúc trước mình có 1 chiếc răng khểnh khá dễ thương, ai cũng khen là có duyên. Nhưng mình vẫn thích răng thẳng đều hơn nên quyết định đi niềng răng. Đến lúc đó, mình mới được bác sĩ cho biết rằng mình bị SAI KHỚP CẮN trầm trọng. Trước…

Tóm lại, việc sử dụng máng nhai hay chỉnh nha đều cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa dày dặn kinh nghiệm. Do đó, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín – nơi có đội ngũ bác sĩ am hiểu về cấu tạo răng miệng để hành trình điều trị thuận lợi, đạt kết quả như mong đợi.

Tại Elite Dental – Trung tâm nha khoa chuyên sâu uy tín tại TP.HCM, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày kinh nghiệm sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng bệnh (chỉnh nha, dùng máng nhai,…), cam kết tư vấn đúng – đủ và bảo tồn tối đa răng tự nhiên. Đặc biệt với chỉnh nha, bác sĩ có hơn 11 năm kinh nghiệm niềng răng mắc cài và trong suốt, hiểu rõ cấu trúc xương hàm sẽ tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả toàn diện với tiêu chí kết thúc ca chỉnh nha khắt khe về cả khớp cắn và thẩm mỹ nụ cười.

Rối loạn khớp thái dương
Bác sĩ Elite Dental tư vấn tận tình và chi tiết phác đồ điều trị cho khách hàng.

Đặt trải nghiệm điều trị hài lòng và thuận tiện cho khách hàng là yếu tố hàng đầu, Elite còn đầu tư hệ thống trang thiết bị – máy móc hiện đại như máy chụp phim Sirona, máy Scan 3D Trios,… giúp xác định tình trạng răng nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả, an toàn.

Hơn nữa, chi phí điều trị tại Elite Dental được công khai rõ ràng khi tư vấn, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị và có chính sách trả góp hỗ trợ tài chính cho khách hàng. Ngoài ra, sau khi sử dụng dịch vụ của nha khoa Elite, nếu răng của khách hàng gặp một số hiện tượng sút, gãy do lỗi từ chính sản phẩm mà Elite Dental cung cấp thì sẽ được bảo hành. Khách hàng không cần phải trả chi phí chỉnh sửa/làm lại phục hình trong thời gian bảo hành.

Rối loạn khớp thái dương hàm có tự khỏi không?
Tiêu chí quan trọng kết thúc ca chỉnh nha tại Elite Dental là mang lại nụ cười khỏe đẹp lâu dài và khớp cắn chuẩn cho khách hàng.

>> Đừng để tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm gây đau nhức, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. LIÊN HỆ ngay Elite Dental để đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tư vấn giải pháp khắc phục nhanh chóng!

8.4. Phẫu thuật khớp thái dương hàm

Phẫu thuật khớp thái dương hàm là phương pháp điều trị xâm lấn, thường được chỉ định nếu các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật này được đánh giá là một ca mổ khó do khớp nằm ở dưới nền sọ và có liên quan với dây thần kinh mặt nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, bạn cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ về tiên lượng kết quả sau phẫu thuật và các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trước khi thực hiện.

9. Cách ngăn ngừa đau khớp thái dương hàm

Để ngăn ngừa tình trạng đau cơ hàm thái dương, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Không cắn chặt hai hàm răng với nhau. Vị trí đúng là các răng của hai hàm tách nhẹ khỏi nhau và không di chuyển qua lại.
  • Không nên cắn móng tay, cắn bút, nghiến răng.
  • Tránh há miệng quá to và đột ngột khi ngáp, ăn uống.
  • Không nên nhai kẹo cao su, ăn đồ dai cứng.
  • Không nên chống cằm.
  • Tránh các tư thế gây căng cơ cổ và vai như nằm sấp.

Bạn hãy lưu tâm khi xuất hiện cơn đau phía trước tai, nhức đầu hay thường xuyên mỏi cổ vai gáy vào buổi sáng. Đây có thể là dấu hiệu rối loạn khớp thái dương hàm, và vấn đề răng miệng là một trong số nguyên nhân gây nên tình trạng này. Để chắc chắn và được chỉ dẫn điều trị hiệu quả, bạn nên ghé các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám kịp thời nhé!

Có thể bạn quan tâm:
> Áp xe răng: Triệu chứng, nguyên nhân, cách trị dứt điểm
> Viêm nha chu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
> Chứng hôi miệng: Nguyên nhân và cách chữa

Bài Viết Liên Quan