Đặt thun tách kẽ là thủ thuật phổ biến trong nha khoa, đóng vai trò như một “bước đệm” hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha về sau. Vậy thun tách kẽ răng là gì? Có tác dụng thế nào? Cùng Elite Dental tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Tìm hiểu thun tách kẽ là gì?
- 2. Đặt thun tách kẽ có tác dụng gì?
- 3. Ai cần phải gắn thun tách kẽ răng?
- 4. Niềng răng không đặt thun tách kẽ được không?
- 5. Quy trình gắn thun để tách kẽ răng
- 6. Đặt thun tách kẽ bao lâu thì tháo được?
- 7. Đặt thun tách kẽ răng có đau không?
- 8. Cách giảm đau khi đặt thun tách kẽ
- 9. Cách chăm sóc răng miệng khi gắn thun tách kẽ răng
- 10. Một số câu hỏi thường gặp về thun tách kẽ
1. Tìm hiểu thun tách kẽ là gì?
Thun tách kẽ răng là một loại khí cụ gắn vào các răng số 5, 6, 7 được làm từ cao su hoặc kim loại với mục đích tạo khoảng trống giữa các răng. Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng giúp cho quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả cao.
Có 2 loại thun tách kẽ niềng răng:
- Thun tách kẽ cao su: Đây là loại thun màu xanh có hình tròn nhỏ, hơi cứng, làm bằng cao su nguyên chất, không chứa hóa chất độc hại, an toàn cho răng miệng. Khi đặt thun vào kẽ răng, lực đàn hồi từ cao su sẽ giúp tạo khe hở giữa các răng và khi đạt được khoảng trống vừa đủ, thun sẽ tự động rơi ra.
- Thun tách kẽ răng kim loại: Thun được làm từ kim loại lành tính, an toàn với răng miệng và có hình chữ L với lớp lò xo bên trong. Thun kim loại được dùng trong trường hợp cần tách kẽ răng từ 6 tuần trở lên và chúng không tự rơi ra khi đạt khoảng trống vừa đủ, mà bạn cần đến nha sĩ để tháo ra.
Trong 2 loại thun tách kẽ niềng răng này, thun cao su được sử dụng phổ biến hơn vì thun kim loại dễ gây tổn thương môi, má, lưỡi khi sử dụng hơn.
2. Đặt thun tách kẽ có tác dụng gì?
Đặt thun niềng răng có tác dụng tạo khoảng cách giữa các răng trên cung hàm để thuận lợi cho việc đặt khâu niềng răng (band) hay các khí cụ khác như dây cung, mắc cài sau này. Từ đó giúp cố định dây cung và gia tăng lực nắn chỉnh răng một cách tối ưu.
3. Ai cần phải gắn thun tách kẽ răng?
Gắn thun kẽ răng là thủ thuật mà phần lớn mọi người đều trải qua khi chỉnh nha. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng đều phải thực hiện thủ thuật này.
Các trường hợp cần đặt thun tách kẽ răng:
- Răng mọc lệch lạc, răng khấp khểnh, răng chen chúc nhau quá mức với các kẽ răng khít sát.
- Răng mọc quá sát nhau, không có khoảng trống để đặt khâu niềng răng (band).
Ngoài ra, việc đặt thun tách kẽ thường được chỉ định trong lần hẹn thứ 2, số lượng thun đặt vào cung hàm có thể từ 1 – 12 chiếc, tùy vào tình trạng răng miệng.
4. Niềng răng không đặt thun tách kẽ được không?
Bên cạnh các trường hợp kể trên phải sử dụng thun tách kẽ, nếu bạn có răng thưa, giữa các răng có đủ khoảng trống để đặt khí cụ niềng răng thì không cần phải gắn thun tách kẽ răng.
Mặt khác, cắm minivis cũng là một phương pháp thay thế cho đặt thun nới rộng khoảng cách răng trong trường hợp các răng của bạn quá khít nhau mà không muốn dùng thun tách kẽ. Tuy nhiên, việc quyết định có sử dụng thun tách kẽ niềng răng hay không còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ và tình trạng của răng của bạn.
5. Quy trình gắn thun để tách kẽ răng
Quy trình gắn thun tách kẽ răng khá đơn giản, chỉ mất 3 – 5 phút thực hiện. Có 2 cách đặt thun tách kẽ niềng răng như sau:
Cách 1: Sử dụng kìm.
Bác sĩ sẽ lấy kìm phân tách nha khoa kẹp vào 2 đầu của thun, kéo giãn về 2 phía cho thun mỏng hơn và đưa vào kẽ răng cần gắn.
Cách 2: Sử dụng chỉ nha khoa.
Bác sĩ dùng 1 đoạn chỉ nha khoa, luồn dây thun tách kẽ vào rồi gập đôi chỉ nha khoa lại. Sau đó, chèn chỉ nha khoa vào kẽ răng, kéo từ từ đến khi thun nằm ở giữa kẽ răng rồi kéo hết chỉ nha khoa ra khỏi răng là xong.
6. Đặt thun tách kẽ bao lâu thì tháo được?
Thời gian đeo thun tách kẽ ở mỗi người là khác nhau, trung bình khoảng 5 – 7 ngày. Với trường hợp răng quá cứng, chậm dịch chuyển thì sau 1 tuần, bác sĩ sẽ tháo thun cũ, đặt thun mới vào thay thế và lặp lại đến khi tạo được khoảng trống cần thiết để gắn band niềng răng.
7. Đặt thun tách kẽ răng có đau không?
Khi đưa thun tách kẽ vào khe giữa 2 răng bạn sẽ có cảm giác đau, vướng cộm như khi thức ăn bị mắc vào giữa hai kẽ răng. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu, khi kẽ răng dần được tách ra bạn sẽ bớt đau nhức hơn. Thêm nữa, dù gây khó chịu nhưng thun tách kẽ không gây tổn thương đến niêm mạc, nướu và răng nên bạn hãy yên tâm và kiên trì trong giai đoạn này nhé.
8. Cách giảm đau khi đặt thun tách kẽ
Để giảm các cơn đau nhức, cộm vướng khi gắn thun tách kẽ răng, Elite Dental gợi ý cho bạn một vài cách dưới đây:
Chườm lạnh: Bạn dùng 1 túi chườm đựng đá viên, chườm lên vùng răng bị đau nhức khoảng 10 phút. Hơi lạnh từ đá sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng, làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý rằng, bạn không nên chườm đá trực tiếp lên răng bị đau hoặc ngậm đá lạnh trong miệng vì có thể làm răng đau hơn và bị bỏng lạnh.
Uống thuốc giảm đau: Các loại thuốc như Paracetamol, Ibuprofen,…có tác dụng làm giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống thuốc giảm đau khi có sự chỉ định của bác sĩ, vì nếu dùng sai cách có thể bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ.
9. Cách chăm sóc răng miệng khi gắn thun tách kẽ răng
Sau khi đặt thun tách kẽ, bạn cần chú ý hơn trong việc chăm sóc răng miệng để giảm bớt sự khó chịu cũng như không làm rơi hay đứt thun:
- Chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn, có thể không chải ở vùng răng đặt thun tách kẽ trong 1 – 2 ngày đầu.
- Súc miệng với nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng.
- Không nên dùng chỉ nha khoa hay máy tăm nước ở vị trí gắn thun.
- Ăn các món ăn mềm, dễ nhai như cháo súp, gạo hạt nhỏ, sữa chua, sữa tươi,…Đồng thời tránh các món quá dai cứng, giòn, dễ dính răng, quá nóng hoặc quá lạnh.
Xem thêm: > Cách vệ sinh răng niềng hiệu quả > Niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì? > Thực đơn dành cho người niềng răng
10. Một số câu hỏi thường gặp về thun tách kẽ
Dưới đây là 2 câu hỏi thường gặp khi gắn thun tách kẽ niềng răng:
10.1. Rớt thun tách kẽ răng phải làm sao?
Trong quá trình đặt thun tách kẽ, nếu dây thun bị đứt hoặc rơi ra, bạn hãy đến gặp bác sĩ và khắc phục sớm để không làm ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.
10.2. Nuốt thun tách kẽ răng có sao không?
Trường hợp bạn nuốt phải thun tách kẽ thì cũng không cần quá lo lắng, thun được làm từ vật liệu an toàn nên sẽ sớm bị đào thải ra bên ngoài và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Sau khi nuốt thun tách kẽ, bạn nên đến nha khoa để gắn lại thun mới.
Nhìn chung, đặt thun tách kẽ là một thủ thuật rất cần thiết trong quá trình chỉnh nha, giúp nới rộng khoảng cách giữa các răng và gắn khí cụ niềng răng dễ dàng hơn. Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, bạn nên tuân thủ thời gian gắn thun tách kẽ, giữ cho thun không bị rơi/đứt và đừng quên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín nhé.
Elite Dental – Địa chỉ chỉnh nha chuyên sâu uy tín, đáng tin cậy tại TP.HCM
Khoa Chỉnh nha tại Elite Dental hội tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành, tay nghề cao và giàu kinh nghiệm thực tiễn, với hơn 10 năm điều trị niềng răng mắc cài cùng hơn 9 năm thực hành niềng răng Invisalign. Chính vì thế mà các bác sĩ ở Elite Dental xây dựng được kế hoạch chỉnh nha toàn diện về cả tính thẩm mỹ và khớp cắn, dựa trên phương châm “xâm lấn tối thiểu – bảo tồn tối đa”.
Chưa kể, các bác sĩ cũng luôn đồng hành cùng khách hàng trong suốt hành trình chỉnh nha để kịp thời tư vấn, hỗ trợ trong mọi tình huống, đảm bảo đạt được kết quả tối ưu, khôi phục nụ cười khỏe đẹp cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Elite Dental cũng không ngừng nâng cấp dịch vụ khi trang bị nhiều máy móc hiện đại như công nghệ scan răng 3D Trios, máy chụp phim Sirona, phần mềm Clincheck,… hỗ trợ chỉnh nha chính xác và hiệu quả.
Ngoài ra, khi chỉnh nha tại Elite Dental, khách hàng cũng không cần lo lắng về chi phí vì đã có dịch vụ niềng răng trả góp trong 6 tháng qua ngân hàng đối tác, dành cho hóa đơn trên 50 triệu (lãi suất 0%). Hơn nữa, khách hàng có thể thanh toán chi phí theo từng tiến độ chỉnh nha, giảm bớt áp lực tài chính và yên tâm niềng răng.
Tìm hiểu bảng giá niềng răng mới nhất của Elite Dental tại đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về niềng răng cần được tư vấn, liên hệ với Elite Dental để được giải đáp chi tiết!
Xem thêm: > Thun liên hàm là gì? Những lưu ý khi đeo thun kéo liên hàm > Dây thun niềng răng là gì? > Dây cung niềng răng là gì? > Band niềng răng là gì?