Lấy cao răng bị chảy máu do đâu? Có nguy hiểm không?

Một vấn đề không ít người gặp phải sau khi cạo vôi răng là chảy máu ở chân răng. Điều này khiến nhiều người lo lắng không biết nguyên nhân vì đâu, có vấn đề gì nghiêm trọng không. Hãy để bài viết sau đây giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng cao răng bị chảy máu. Nhờ vậy, bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện và ngăn ngừa bệnh lý tối đa nhé!

1. Vì sao cần lấy cao răng định kỳ?

Cao răng (hay vôi răng) thường hình thành từ mảng bám không màu bị hợp chất muối trong nước bọt – Calcium Phosphate vôi hóa, xuất hiện nhiều ở bên dưới và bên trên đường viền nướu. Nếu không vệ sinh định kỳ thì vôi răng tích tụ ngày một nhiều, dần chuyển sang màu vàng hoặc màu đen và gây ra tình trạng hôi miệng, sâu răng, tụt nướu,… 

Vì vậy, cạo vôi răng (hay lấy cao răng) là một thủ thuật nha khoa mà mọi người nên duy trì thực hiện định kỳ. Bởi: 

  • Có thể loại bỏ các mảng bám “cứng đầu” trên răng, nướu giúp hàm răng trắng sáng.
  • Hỗ trợ bảo vệ men răng tối ưu trước vi khuẩn gây hại.
  • Góp phần phòng ngừa những bệnh lý răng miệng thường gặp do mảng bám bám dính lâu ngày gây ra (như viêm nha chu, viêm nướu,…).
  • Cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả để bạn tự tin giao tiếp với hơi thở thơm mát.

Bên cạnh đó, sau bước cạo vôi, bác sĩ thường thực hiện thêm thao tác đánh bóng. Điều này giúp bề mặt răng sáng bóng hơn và lấy sạch các vụn vôi còn sót lại triệt để.

Vì sao cần lấy cao răng định kỳ
Cạo vôi răng là cách chăm sóc răng miệng đơn giản, hiệu quả mà bạn nên thực hiện định kỳ hàng năm.
Xem thêm: Một số bệnh lý về răng miệng và cách phòng ngừa

2. Nguyên nhân lấy cao răng bị chảy máu

Chảy máu sau khi cạo vôi răng không phải là tình trạng hiếm gặp. Trong đó những lý do phổ biến nhất là:

2.1 Tay nghề bác sĩ

Bác sĩ tay nghề kém có thể lấy cao răng cho khách hàng không chuẩn xác. Điều này khiến mô lợi tổn thương, dẫn đến chảy máu. Nghiêm trọng hơn, cạo vôi sai kỹ thuật còn làm cho mô mềm nhiễm trùng, men răng bị bào mòn mạnh và làm hỏng cấu trúc răng.

2.2 Cao răng quá dày

Cao răng không được vệ sinh định kỳ sẽ tích tụ nhiều, dày và bám sâu dưới chân răng. Điều đó làm cho quá trình lấy vôi trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian vì chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể gây chảy máu. 

2.3 Bệnh lý răng miệng

Răng, lợi của người đang mắc bệnh viêm lợi, viêm nha chu,… thường nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, khi bác sĩ dùng thiết bị lấy cao răng chạm vào phần bề mặt răng hoặc nướu, dù chỉ một lực rất nhẹ, thì đều có khả năng kích thích răng và lợi mạnh mẽ, dẫn đến chảy máu, ê buốt,…

Nguyên nhân lấy cao răng bị chảy máu
Lấy cao răng khi bản thân có vấn đề về răng, nướu gia tăng tỷ lệ chảy máu cao hơn bình thường.

2.4 Bệnh lý toàn thân

Các bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông có khả năng lấy cao răng bị chảy máu nhiều hơn những người khác. Thậm chí, tình trạng máu chảy ở chân răng cũng rất khó kiểm soát và kéo dài nhiều giờ liền.

2.5 Chăm sóc răng miệng sai cách sau khi lấy cao răng

Chăm sóc răng khi cạo vôi xong sai cách (như đánh răng quá mạnh, ăn đồ nóng/cứng,…) đều có thể là nguyên nhân làm cho nướu bị chảy máu. Hơn thế nữa, những thói quen không tốt này còn gây ra cảm giác ê buốt và khiến men răng bị mài mỏng, dễ hư hỏng hơn. 

3. Lấy cao răng bị chảy máu có sao không?

Bạn an tâm rằng chảy máu sau khi làm sạch vôi răng là một hiện tượng khá phổ biến, ai cũng gặp phải ít nhất một lần và thường tự hết sau 2 giờ. 

Tuy nhiên, nếu lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục nhiều ngày, không thể cầm máu được thì bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bởi, hiện tượng đó đang cảnh báo rằng răng, nướu của bạn bị nhiễm trùng hoặc hệ thống mạch máu dưới chân răng bị tổn thương.

4. Cách phòng ngừa cạo vôi răng bị chảy máu

Bạn hạn chế chảy máu sau khi lấy cao răng bằng những cách thức đơn giản sau:

4.1 Lựa chọn nha khoa uy tín

Địa chỉ nha khoa tin cậy với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, vững tay nghề sẽ hỗ trợ bạn loại bỏ cao răng nhẹ nhàng, không đau, không chảy máu. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện sớm các vấn đề răng miệng (nếu có) để kịp thời xử lý, tránh để diễn tiến sang bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Lựa chọn nha khoa
Chọn nha khoa uy tín giúp bạn làm sạch cao răng triệt để và hạn chế nguy cơ chảy máu.

4.2 Lấy cao răng định kỳ

Lấy cao răng 6 tháng/lần là thói quen tốt mà mọi người nên duy trì. Vì nhờ đó bạn phòng ngừa hôi miệng, sâu răng và cải thiện màu sắc men răng hiệu quả. Thế nhưng, những ai có cao răng hình thành lại nhanh chóng hay dùng thức uống có màu (như cà phê, trà,…) thường xuyên thì nên chủ động vệ sinh sớm hơn, cách 3 – 4 tháng/lần.

4.3 Điều trị bệnh lý răng miệng và toàn thân

Ngay khi phát hiện bản thân có vấn đề sức khỏe, bạn nên kiểm tra và tìm hướng điều trị sớm. Nhờ đó không ảnh hưởng xấu đến răng, nướu và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Tốt nhất, bạn hãy tầm soát răng miệng nói riêng, sức khỏe tổng thể nói chung mỗi 6 tháng/lần để nắm bắt tình trạng của cơ thể sát sao và kịp thời chữa trị bệnh lý (nếu có).

4.4 Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi cạo cao răng từ bác sĩ

Sau khi cạo vôi, bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh (nhất là tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho răng như canxi, vitamin D,…) theo chỉ dẫn của bác sĩ. Song song, bạn đừng quên dùng chỉ nha khoa và nước muối/nước súc miệng trong lúc vệ sinh răng miệng (2 lần/ngày) giúp bảo vệ răng, nướu tối đa. 

5. Trải nghiệm cạo vôi răng nhẹ nhàng, an toàn tại Elite Dental

Tự hào là trung tâm Nha khoa Chuyên sâu với hơn 12 năm kinh nghiệm, Elite Dental đảm bảo hiệu quả cạo vôi răng cao nhất, hạn chế đau và chảy máu cho tất cả khách hàng. 

Cụ thể, dịch vụ cạo vôi – thổi cát tại nha khoa Elite sở hữu những ưu thế đặc biệt khiến nhiều người ấn tượng như:

  • Bác sĩ Nha khoa tổng quát tại Elite Dental được đào tạo chuyên môn chính quy, giàu kinh nghiệm nên thao tác lấy cao răng nhẹ nhàng, hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu.
  • Trang bị hệ thống cạo vôi siêu âm hiện đại cùng máy thổi cát Aquacare tác động nhẹ nhàng trên bề mặt răng giúp lấy sạch vôi, đánh bóng răng an toàn, hiệu quả.
  • Quy trình thực hiện chuẩn Y khoa và dụng cụ thực hiện đều tiệt trùng kỹ lưỡng trước khi làm, nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.
  • Phòng điều trị riêng biệt kết hợp âm nhạc thư giãn mang đến trải nghiệm điều trị thoải mái nhất cho khách hàng.
Lấy cao răng tại Elite Dental
Không gian thực hiện cạo vôi khang trang giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

>> Để được tư vấn chi tiết lộ trình chăm sóc răng miệng định kỳ chính xác, mời bạn đặt hẹn cùng bác sĩ Elite Dental nhé!

Nhìn chung, lấy cao răng bị chảy máu là vấn đề không quá đáng ngại, có khả năng xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn hãy an tâm rằng có thể phòng tránh dễ dàng với những đề xuất trong bài viết, từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

Bài viết liên quan:
>> Bầu có lấy cao răng được không? Cần lưu ý gì khi thực hiện?
>> Có nên lấy cao răng định kỳ không, bao lâu thì lấy 1 lần?
>> Tác hại của việc lấy cao răng sai cách là gì? Cách phòng ngừa?

Bài Viết Liên Quan