Nâng khớp cắn là một kỹ thuật vô cùng phổ biến khi niềng răng. Nếu bạn đang có ý định chỉnh nha, sau đây là những điều bạn cần biết về kỹ thuật này.
Mục lục
1. Nâng khớp cắn là gì?
Kỹ thuật nâng khớp cắn là dùng các dụng cụ chuyên dụng để ngăn hàm trên tiếp xúc nhiều với hàm dưới. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong quá trình niềng răng để điều chỉnh lại khớp cắn đúng chuẩn sinh lý.
2. Tại sao phải nâng khớp cắn khi niềng răng?
Trong một số trường hợp bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, nếu chỉ niềng răng thông thường sẽ khó có thể khắc phục được tình trạng này, thậm chí có thể làm hư men răng và mắc cài. Vì thế, bác sĩ sẽ kết hợp thêm kỹ thuật nâng khớp cắn để giúp hàm răng sau khi niềng sẽ đều và đẹp, đồng thời hạn chế làm hư men răng và mắc cài.
3. Nâng khớp hàm dành cho trường hợp nào? Tác dụng của nâng khớp cắn
Nâng khớp cắn thường được áp dụng trong trường hợp khớp cắn bị sai lệch hoặc người có quen nghiến răng, cụ thể:
3.1. Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là hiện tượng răng hàm trên bao phủ răng hàm dưới từ 4mm trở lên khi ở trạng thái đóng chặt hàm. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, tình trạng này còn có thể khiến bạn bị chấn thương khớp cắn bởi mắc cài trong quá trình niềng răng. Lúc này, việc nâng khớp sẽ bảo vệ mắc cài và đồng thời điều trị cắn sâu cho bạn.
3.2. Khớp cắn ngược
Khi bị khớp cắn ngược (răng móm), hàm trên không phủ ngoài hàm dưới mà hàm dưới lại nằm ngoài hàm trên, cằm đưa ra ngoài nhiều hơn gây mất thẩm mỹ. Tương tự trường hợp khớp cắn sâu, nâng khớp cắn giúp khắc phục tình trạng này và bảo vệ khớp cắn trong quá trình niềng răng.
Xem thêm: Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ em
3.3. Khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo mô tả tình trạng các răng trên cung hàm chia thành nhiều nhóm thò ra ngoài hoặc thụt vào trong. Kỹ thuật nâng khớp cắn với trường hợp này có vai trò giữ 2 hàm không cắn khít lại được với nhau, nhờ đó thông qua niềng răng bác sĩ có thể đưa được răng bị khóa bên trong về vị trí khớp cắn bình thường.
Vừa qua, Elite Dental đã có cơ hội đồng hành cùng bạn nhỏ gặp tình trạng khớp cắn chéo không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn khiến gương mặt bị biến dạng sau này. Điều may mắn là bạn nhỏ đã được ba mẹ phát hiện…
3.4. Người hay nghiến răng
Không chỉ gây bào mòn răng và ảnh hưởng đến khớp cắn, nghiến răng trong quá trình niềng răng còn làm gia tăng áp lực lên hàm răng, khiến các răng di chuyển không theo kế hoạch gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành nâng khớp cắn để ngăn 2 hàm cắn khít vào nhau, cải thiện tình trạng nghiến răng và đảm bảo hiệu quả niềng răng.
Nhiều ba mẹ bối rối khi thấy trẻ ngủ nghiến răng và phát ra tiếng kêu ken két, vì không biết nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm không? Để có lời giải đáp và cách chữa nghiến răng ở trẻ, mời phụ huynh cùng đọc tiếp bài viết…
4. Các phương pháp nâng khớp răng hiện nay
Sau đây là một số phương pháp nâng khớp phổ biến hiện nay:
4.1. Máng nâng khớp cắn
Máng nâng khớp cắn thường được áp dụng với những người bị khớp cắn chéo. Theo đó, dụng cụ này sẽ chặn để 2 hàm không chạm vào nhau từ vị trí răng hàm. Can thiệp phương pháp này vừa giúp hạn chế bị tuột hoặc bung mắc cài, đồng thời giảm thiểu tình trạng khớp cắn chéo.
4.2. Cục nâng khớp cắn
Đây là phương pháp nâng khớp cắn răng cửa, có tác dụng ngăn không cho răng cửa hàm dưới trồi lên quá cao mỗi khi ăn nhai hoặc khi ở trạng thái đóng chặt hàm. Cục nâng khớp cắn có thường có chất liệu là nhựa, cao su hoặc kim loại nhỏ hình tam giác, được gắn vào mặt sau của nhóm răng cửa và áp dụng phổ biến cho trường hợp người có khớp cắn sâu.
Có thể nâng khớp cắn khi niềng răng trong suốt Invisalign không?
Đáp án là CÓ. Trong khay niềng trong suốt Invisalign sẽ có phần hình vuông lồi ra có tác dụng tương tự cục nâng khớp cắn. Tốt nhất, hãy liên hệ với bác sĩ chỉnh nha của bạn để biết chính xác kế hoạch điều trị cũng như thông tin loại khay niềng mà bản thân đang sử dụng.
5. Thời gian nâng khớp cắn bao lâu?
Nâng khớp cắn thực hiện song song với niềng răng mắc cài, kéo dài 3 – 12 tháng tùy vào mức độ sai lệch khớp cắn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tháo bỏ dụng cụ nâng khớp cắn khi có sự thay đổi khớp cắn tương đối giữa 2 hàm.
6. Nâng khớp răng có đau không?
Quá trình nâng khớp cắn được đánh giá là không đau nhưng sẽ gây ra cảm giác khó chịu. Cụ thể, trong thời gian đầu nâng khớp, bạn sẽ cảm thấy hơi vướng víu và mỏi miệng khi nhai. Nhưng sau khi quen dần với khí cụ này, bạn sẽ ăn uống thoải mái hơn.
7. Các lưu ý khi thực hiện nâng khớp cắn
Để quá trình nâng khớp hàm và niềng răng được thực hiện hiệu quả, bạn cần lưu ý:
7.1. Chọn địa chỉ niềng răng chuyên nghiệp, đáng tin cậy
Quá trình nâng khớp hàm và niềng răng vô cùng phức tạp. Mặc dù hiện nay có rất nhiều thiết bị tiên tiến hỗ trợ nhưng sự thành công của một ca niềng răng chủ yếu đến từ bác sĩ thực hiện. Chính vì thế, bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chỉnh nha giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
Xem ngay: Địa chỉ niềng răng uy tín
Elite Dental tự hào là địa chỉ chỉnh nha được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Theo đó, khi chỉnh nha tại đây, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trực tiếp đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng, đảm bảo mang đến hiệu quả chỉnh nha tối ưu cho từng trường hợp.
Toàn bộ vật liệu của các khí cụ niềng răng và nâng khớp hàm mà Elite Dental sử dụng đều chất lượng, đảm bảo an toàn cho người dùng. Hơn thế nữa, nha khoa còn trang bị các trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chỉnh nha đạt hiệu quả cao.
7.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bên cạnh đánh răng 2 lần/ ngày, bạn nên kết hợp thêm nước súc miệng và sử dụng tăm nước sau khi ăn. Thói quen này sẽ giúp làm sạch thức ăn còn bám lại trên niềng răng, kẽ răng, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng trong khi nâng khớp hàm và niềng răng.
7.3. Ăn thức ăn mềm nhỏ, dễ nhai
Nên và không nên ăn gì khi nâng khớp cắn? Theo đó, bạn nên ưu tiên ăn những món được chế biến mềm, lỏng như cháo, súp, các món nghiền… Tuyệt đối không ăn những thực phẩm dai và cứng vì dễ làm hư khí cụ nâng khớp và niềng răng.
Xem thêm: > Niềng răng nên ăn gì kiêng gì? > Món ăn cho người niềng răng
7.4. Tái khám theo lịch hẹn bác sĩ
Để kết thúc hành trình với khớp cắn hoàn hảo, chuẩn sinh lý cùng hàm răng đều, đẹp, bạn cần tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ phát hiện vấn đề (nếu có) và nhanh chóng có giải pháp khắc phục.
Xem thêm: Tái khám niềng răng bao lâu một lần?
Trên đây là những điều cần biết về kỹ thuật nâng khớp cắn trong niềng răng. Kỹ thuật này mang đến rất nhiều lợi ích, đặc biệt với những người bị sai lệch khớp cắn hoặc đang có những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng. Vì kỹ thuật này khá phức tạp, ảnh hưởng đến kết quả niềng răng về sau nên bạn cần chú ý chọn địa chỉ thực hiện chất lượng, có đội bác sĩ giàu kinh nghiệm để hạn chế xảy ra sai sót.