Nhờ vào sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại mà lĩnh vực chỉnh nha ngày càng được biết đến nhiều hơn. Theo đó, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp triển khai các phương pháp điều trị cá nhân hóa, phù hợp với từng khách hàng, đảm bảo mang đến hiệu quả điều trị tối ưu.
Vậy có bao giờ bạn thắc mắc về tương lai của chỉnh nha sẽ còn phát triển như thế nào không? Trước khi tìm hiểu điều này, hãy cùng nhìn lại chặng đường phát triển của lĩnh vực chỉnh nha khi còn sơ khai nhé!
Mục lục
1. Lịch sử của ngành chỉnh nha
Bạn có biết, các hình thức điều trị chỉnh nha như niềng răng đã có từ hàng thiên niên kỷ – từ thời La Mã, Ai Cập và Hy Lạp cổ đại? Vào thời điểm đó, các khí cụ niềng răng còn khá thô sơ và đơn giản (làm từ vàng, kim loại) với mục đích là cố định các răng thẳng hàng.
Đến năm 1819, kỹ thuật niềng răng hiện đại mới được phát minh bởi nha sĩ người Pháp Christophe-Francois Delabarre. Ông đã thiết kế mô hình nẹp nha khoa đầu tiên, có thiết kế như một chiếc lồng giúp căn chỉnh hàm răng.
Năm 1843, tiến sĩ Edward Maynard đã dùng chun cao su để cải thiện sự tương quan giữa 2 hàm răng.
Vào năm 1850, EJ Tucker cùng Edward Maynard dùng chun cao su để sửa tình trạng sai khớp cắn giữa hai hàm.
Năm 1893, Henry A. Baker là người đầu tiên kết hợp các khái niệm của các bác sĩ khác vào điều trị chỉnh nha. Ông là người đã phát minh ra neo giữ Baker.
Năm 1894, Eugene S. Talbot là bác sĩ đầu tiên ứng dụng tia X vào điều trị niềng răng. X-quang giúp phát hiện các răng ngầm mọc dưới lợi và Talbot cho rằng việc phát hiện, nhổ các răng ngầm này sẽ giúp loại bỏ được tình trạng răng chen chúc.
Năm 1970, kỹ thuật niềng răng lúc này có sự tương đồng với thời hiện đại như dùng chất kết dính để gắn mắc cài lên răng, sử dụng dây thép không gỉ làm dây cung thay cho vàng bạc.
Năm 1997, Zia Chishti và Kelsey Wirth – sinh viên tốt nghiệp Stanford đã phát minh ra niềng răng trong suốt. Nhưng mãi đến năm 2000, phương pháp chỉnh nha này mới thực sự phổ biến.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu lịch sử ngành chỉnh nha thế giới nhân ngày sức khỏe chỉnh nha 15.5
2. Các công nghệ chỉnh nha
Hiện có rất nhiều công nghệ chỉnh nha giúp thiết kế phương pháp điều trị tối ưu và mang đến nụ cười hoàn hảo cho khách hàng. Dưới đây là một số công nghệ chỉnh nha phổ biến được các bác sĩ sử dụng:
3D scanning and printing: Sử dụng ánh sáng để quét và tái tạo chính xác bản sao răng và hàm.
3D X-rays: Chụp X-quang răng giúp ghi lại hình ảnh chi tiết về răng và hàm, từ đó bác sĩ có thể lập phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng răng của khách hàng.
Hiện nay, công nghệ 3D đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y học, xây dựng, thời trang, sản xuất ô tô,... Đặc biệt đối với lĩnh vực chỉnh nha, các phương pháp như Scan răng 3D hay chụp X-quang 3D đã giúp khắc phục khiếm…
Virtual monitoring: Công nghệ này được thực hiện qua máy tính hoặc điện thoại thông minh bằng cách sử dụng video hoặc các ứng dụng cụ thể. Điều này ngày càng trở nên phổ biến trong ngành chỉnh nha và cho phép bác sĩ chỉnh nha kiểm tra tiến trình điều trị của khách hàng từ xa.
3. Công nghệ chỉnh nha sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?
Trong tương lai, chỉnh nha sẽ ngày càng phát triển hơn. Nhiều dự đoán cho rằng niềng răng sẽ ít xâm lấn hơn vào cấu trúc răng hàm, niềng răng vô hình (niềng răng trong suốt) sẽ mỏng và thoải mái hơn, có thể làm đều răng bằng kỹ thuật vi tính,…
Điều trị chỉnh nha sẽ ngày càng nhanh hơn?
Đúng! Chỉnh nha ngày càng trở nên nhanh chóng, dễ dàng và ít xâm lấn hơn. Sự phát triển của công nghệ giúp bác sĩ điều trị răng cho khách hàng an toàn và chuẩn xác hơn, tối ưu thời gian thực hiện và tính hiệu quả.
Điều trị chỉnh nha sẽ rẻ hơn?
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật niềng răng càng trở nên chuẩn xác hơn. Từ đó các khâu từ chẩn đoán đến sản xuất khí cụ chỉnh nha cũng sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
Xu hướng điều trị chỉnh nha từ xa sẽ dần phổ biến?
Kể từ sau đại dịch Covid-19, giải pháp chỉnh nha từ xa đã trở nên phổ biến và có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Thông qua các ứng dụng kết nối online như Facetime, Zoom, Google Meet,… trong trường hợp cấp bách chưa thể ghé phòng khám tái khám định kỳ trong tời gian ngắn khoẳng 1 – 2 lần thì bác sĩ có thể gặp khách hàng trên các ứng dụng kết nối để kiểm tra tình trạng răng cũng như tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến chỉnh nha một cách nhanh chóng mà không cần đến trực tiếp phòng khám.
Tuy nhiên, dù công nghệ có hiện đại và đạt được độ chính xác, hiệu quả cao như thế nào thì vẫn không thể thay thế được vai trò của bác sĩ chỉnh nha. Vì công nghệ chỉ đơn thuần là một công cụ hỗ trợ, còn bác sĩ mới là người chịu trách nhiệm lập phác đồ điều trị, quyết định tính hiệu quả và thấu hiểu mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Nếu phác đồ điều trị thiếu rõ ràng và không phù hợp với tình trạng răng thì dù ứng dụng công nghệ chỉnh nha hiện đại cũng khó có thể mang lại kết quả tốt.
Xem thêm: 7 hiểu lầm về điều trị chỉnh nha
Elite Dental tự hào khi sở hữu đội ngũ bác sĩ chỉnh nha với hơn 11 năm kinh nghiệm niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign. Với sự nhạy bén cùng kinh nghiệm điều trị nhiều ca niềng răng khác nhau, các bác sĩ tại Elite Dental nhanh chóng nắm bắt tình trạng răng và lập phác đồ điều trị phù hợp với tiêu chí “Xâm lấn tối thiểu, bảo tồn tối đa răng tự nhiên”.
Chính vì thế, các ca niềng răng của Elite Dental không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ tổng thể gương mặt, mà còn phải chuẩn về cả khớp cắn, chức năng ăn nhai, khỏe mạnh lâu dài.
Ngoài ra, Elite Dental cũng chú trọng đầu tư các trang thiết bị mới nhất để mang đến hiệu quả chỉnh nha toàn diện. Chẳng hạn như máy chụp phim Sirona, máy Scan 3D Trios lấy dấu răng chuẩn xác và êm ái, phần mềm mô phỏng kế hoạch điều trị chính xác đến 90% Clincheck (niềng răng trong suốt),…
> Để tìm hiểu rõ hơn về chỉnh nha, liên hệ tư vấn với Elite Dental TẠI ĐÂY hoặc đến trực tiếp 75 Huỳnh Tịnh Của, P.Võ Thị Sáu, Q3, HCM nhé.
Nhìn chung, có rất nhiều điều thú vị để mong đợi khi nói đến tương lai của điều trị chỉnh nha. Mặc dù việc niềng răng cần một khoản đầu tư lớn về cả thời gian và tiền bạc, nhưng kết quả chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng!
Xem thêm: > Niềng răng có đau không và giai đoạn đau nhất > Thời gian niềng mất bao lâu để có hàm răng đẹp > Các giai đoạn niềng răng nên biết