Hô xương hàm ở trẻ – nghĩa là xương hàm trên có khuynh hướng phát triển ra phía trước nhiều hơn hoặc hàm dưới kém phát triển hơn so với hàm trên. Ba Mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy răng hàm trên của con phủ ngoài răng hàm dưới, nét nhìn nghiêng môi trên chìa ra, khi trẻ cười chỉ nhìn thấy cung răng hàm trên, trẻ ngậm miệng không kín và hay ngủ há miệng.
Mục lục
1. Xét về lý do khiến trẻ gặp phải tình trạng hô xương, Ba Mẹ cần chú ý đến 2 khía cạnh
– Yếu tố môi trường: Trẻ mắc phải một số thói quen xấu ngày nhỏ như bú bình đến 5-6 tuổi, trẻ mút ngón tay hoặc gặp phải bệnh lý thở miệng.
– Yếu tố di truyền: Xương hàm trên của con phát triển quá mức trong khi xương hàm dưới phát triển bình thường. Hoặc xương hàm dưới kém phát triển nhưng xương hàm trên lại phát triển bình thường. Có trường hợp, trẻ bị hô do cả xương hàm trên và hàm dưới cùng phát triển sai lệch. Điều này sẽ được kết luận chính xác khi trẻ khám với Bác sĩ chỉnh nha.
Bài viết liên quan: > Trẻ bú đêm ảnh hưởng như thế nào đến răng miệng? > Thời điểm nào nên tập cho trẻ cai bú bình?
Hô xương hàm ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt và sự tự tin của trẻ. Nhiều Phụ huynh khi đưa trẻ đến thăm khám tâm sự, trẻ không dám cười hoặc thường quay mặt đi khi cười vì hàm răng hô, có nhiều khoảnh khắc Ba Mẹ vừa thương con vừa ái ngại, họ trò chuyện với Elite rằng “Trời ơi Bác sĩ ơi sao con tôi hô dữ vậy?!
Tham khảo cách điều trị răng hô: Chỉnh răng hô không cần niềng
Hiểu rõ hơn ai hết trăn trở của Ba Mẹ dành cho những em bé gặp phải bất thường hô xương, Elite khuyên Ba Mẹ nên cho trẻ bị hô được niềng răng đúng thời điểm. Về khoa học, sự tăng trưởng của xương hàm trên sẽ kết thúc ở giai đoạn dậy thì 11 – 13 tuổi, xương hàm dưới hoàn tất việc phát triển muộn hơn khi trẻ được 15 – 18 tuổi. Tác động các khí cụ chỉnh nha đúng thời điểm trước khi trẻ dậy thì sẽ giúp sai hình xương hô được khắc phục tối ưu.
Xem thêm: > Độ tuổi nào niềng răng cho trẻ là tốt nhất? > Chi phí niềng răng hô bao nhiêu tiền? Bảng giá mới nhất
– Headgear (khí cụ nắn chỉnh xương hàm hô), Quad – Helix (khí cụ nới rộng cung răng hàm trên) và UA (cung tiện ích) sẽ là những trợ thủ đắc lực trong điều trị hô xương hàm ở trẻ độ tuổi răng tăng trưởng.
– Đối với trẻ có gương mặt dài và mặt trung bình, khí cụ Headgear sẽ giúp giảm hô xương cho con trước khi dậy thì. Headgear được đeo vào ban đêm từ 10-12h/ngày, trong khoảng 12 – 18 tháng.
2. Trẻ hô xương điều trị như thế nào?
Khi trẻ bắt đầu thay răng, khung xương hàm bắt đầu phát triển cũng là lúc những bất thường nếu có bắt đầu thể hiện rõ. Đây là giai đoạn tuyệt vời để nắn chỉnh sai hình hô đồng thời sắp xếp vị trí cho các răng vĩnh viễn được mọc lên đúng chỗ, không chen chúc. Phụ huynh cần lưu tâm rằng, các ca bị hô xương hoặc hô răng nhiều, các răng cửa hàm trên nhô ra trước, trẻ sẽ có nguy cơ gãy răng cửa nếu bị té hoặc chấn thương khi chơi thể thao.
Để trẻ lớn lên có một hàm răng khỏe đẹp, giai đoạn thay răng sữa đóng vai trò nền móng quan trọng. Nền móng không vững thì răng vĩnh viễn sau này của trẻ cũng sẽ lệch lạc và gặp những bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy,…
Cơ chế điều trị cho trường hợp trẻ bị hô là giảm sự phát triển của xương hàm trên đồng thời tác động giúp hàm dưới phát triển hơn, đưa về tương quan hài hòa giữa xương hàm trên và hàm dưới. Tình trạng hô xương với mức độ nặng (chênh lệch giữa xương hàm dưới và xương hàm dưới từ 6mm trở lên) chỉ có thể được khắc phục tốt trước giai đoạn trẻ dậy thì (trước 11-12 tuổi).
Elite khuyến khích Ba Mẹ nên cho trẻ được thăm khám chỉnh nha khi trẻ lên 6-7 tuổi. Lúc này, bằng việc khảo sát và phân tích phim sọ nghiêng, khuynh hướng hô đã có thể nhìn thấy hoặc dự đoán bởi Bác sĩ chỉnh nha. Giai đoạn chỉnh nha với khí cụ chỉnh xương có thể bắt đầu từ 6-7 tuổi cho các trường hợp răng mọc lệch nặng, và giai đoạn 8-9 tuổi cho các trường hợp lệch lạc trung bình.
>> Bác sĩ giải đáp niềng răng cho trẻ 6-7 tuổi: XEM NGAY
Khi này, Bác sĩ có thể sẽ sử dụng các khí cụ chuyên biệt như Quad-Helix, Headgear,… dùng trong chỉnh hô xương, kiểm soát sự phát triển của xương hàm trên theo chiều ngang chiều trước sau, kích thích phát triển xương hàm dưới để hài hòa với xương hàm trên, đồng thời theo dõi quá trình thay răng sữa/mọc răng vĩnh viễn cho trẻ. Thông thường giai đoạn chình xương chỉ kéo dài 12-18 tháng.
Ba Mẹ có biết rằng, bé sinh ra có khung xương hàm bình thường vẫn có thể gặp phải tình trạng răng hô, móm do các thói quen không tốt thuở nhỏ như tật đẩy lưỡi, mút tay,… Nếu không may, trẻ gặp phải tình trạng hô, móm thì thực…
Sau đó, trẻ sẽ được theo dõi thay răng cho đến khi các răng mọc lên gần hết từ 10-11 tuổi, trẻ sẽ bước sang giai đoạn chỉnh răng hoàn tất với khí cụ chỉnh hình cố định, sắp xếp làm đều các răng và chỉnh chi tiết về khớp cắn để bé có hàm răng thẳng đều, chuẩn khớp cắn.
Headgear kéo cổ là 1 khí cụ chỉnh hình răng mặt giúp giảm hô trong các ca hô xương nếu tác động đúng thời điểm trước khi dậy thì trong các trường hợp hô xương dành cho các trẻ có kiểu mặt dài và mặt trung bình. Bác sĩ thường cho trẻ đeo vào buổi tối khi ngủ, từ 10-12h/ngày, trong khoảng 12-18 tháng.
Xem chi tiết ca minh họa TẠI ĐÂY
Đối với những trẻ gặp tình trạng hô cần điều chỉnh đúng thời điểm từ 6 – 11 tuổi bởi vì trước tuổi dậy thì, xương hàm đang trong quá trình phát triển cùng với quá trình thay răng, việc nắn chỉnh xương hàm lệch lạc và di chuyển về vị trí chuẩn khớp cắn sinh lý là điều có thể thực hiện bởi Bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các khí cụ chuyên biệt điều trị hô xương cùng mắc cài.
Elite Dental tự hào với đội ngũ Bác sĩ có trên 10 năm kinh nghiệm, đã điều trị thành công cho hàng ngàn ca niềng răng trẻ em. Sau khi khám, chụp phim, kiểm tra khớp cắn, khung xương hàm và tình trạng mọc răng, Bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp để cải thiện, giảm thiểu lệch lạc răng và sai hình xương hàm, đưa khung xương hàm phát triển trở về bình thường, giúp trẻ có khuôn mặt cân đối. Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt hay không? Cùng tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY.
Để được tư vấn trực tiếp, mời bạn liên hệ đến hotline: 0902661100.
Có thể bạn quan tâm: > Niềng răng hô bao lâu? Quy trình thực hiện như thế nào? > Hô hàm có niềng răng được không? > Kinh nghiệm niềng răng cho trẻ đạt kết quả tối ưu