Bọc sứ răng là phương pháp được nhiều phụ huynh quan tâm khi muốn khắc phục tình trạng răng trẻ bị sâu nặng hoặc có các khiếm khuyết lớn. Tuy nhiên có nên bọc răng sứ cho trẻ em không và liệu có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển răng sau này của con? Bài viết sau sẽ cung cấp cho phụ huynh câu trả lời chi tiết.
Mục lục
- 1. Tổng quan về kỹ thuật bọc răng sứ
- 2. [Giải đáp] Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?
- 3. Trẻ bao nhiêu tuổi thì có thể bọc răng sứ?
- 4. Giải pháp khắc phục khi răng của trẻ bị sâu hoặc có khiếm khuyết lớn
- 5. Những lưu ý khi chụp mão SSC hoặc trám răng cho trẻ
- 6. Cách bảo vệ răng miệng trẻ em khỏe mạnh, hạn chế bọc sứ hay trám răng
1. Tổng quan về kỹ thuật bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ, khi thực hiện bác sĩ sẽ sử dụng công cụ chuyên dụng để mài đi một phần mô răng thật bị tổn thương để làm trụ đỡ. Sau đó, bác sĩ tiến hành lắp mão sứ được chế tác với hình dáng, kích thước, màu sắc tương tự răng thật lên trên trụ đỡ.
Bọc răng sứ thường được chỉ định phục hình cho răng bị sâu nhiều, răng bị bể lớn không thể tái tạo được,… Do đó, khi trẻ gặp phải các tình trạng trên, không ít phụ huynh băn khoăn có nên bọc răng sứ cho con không.
2. [Giải đáp] Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?
Cha mẹ không nên cho trẻ em bọc răng sứ, nhất là khi răng bị ‘hỏng’ là răng sữa. Bởi răng trẻ tiếp tục trải qua quá trình thay răng sữa thành các răng vĩnh viễn vào độ tuổi từ 6 – 12. Do đó, nếu thực hiện bọc răng sứ sớm thì có thể gây nhiều ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn cũng như tâm lý của trẻ:
2.1. Gây cản trở việc mọc răng vĩnh viễn
Bọc răng sứ cần tiến hành mài răng, xâm lấn răng thật để tạo trụ đỡ sau đó mới cố định mão sứ. Quá trình này có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật của trẻ, cản trở sự phát triển răng vĩnh viễn. Ngoài ra, mão sứ còn có độ bền, khả năng chịu lực tốt giúp duy trì chức năng ăn nhai nhưng điều này vô tình lại làm chèn ép, kìm hãm sự phát triển của các răng vĩnh viễn kế bên.
2.2. Khiến trẻ có tâm lý sợ hãi do phải mài răng
Khi bọc răng sứ cần phải mài răng để làm trụ, điều này vô tình làm trẻ cảm thấy lo sợ, đặc biệt khi tâm lý của con chưa ổn định. Nếu không được trấn an một cách khéo léo, trải nghiệm này có thể để lại ám ảnh tâm lý lâu dài, khiến trẻ ngại hoặc sợ hãi việc thăm khám răng miệng ngay cả khi trưởng thành.
2.3. Mão răng sứ bị chật theo thời gian làm trẻ khó chịu, đau nhức
Đối với trẻ em, xương hàm đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Nếu bọc răng sứ khi trẻ còn quá nhỏ thì chỉ sau một vài năm, mão sứ sẽ bị cộm, chen chúc với các răng khác do cấu trúc xương hàm có sự thay đổi. Từ đó khiến trẻ cảm thấy khó chịu và đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài của con.
Mão sứ hay bọc răng sứ là một kỹ thuật phục hình trong nha khoa giúp tái tạo thẩm mỹ và chức năng của răng. Cùng Elite tìm hiểu về phương pháp phục hình phổ biến này qua bài viết dưới đây nhé! 1. Thế nào là mão sứ? Mão…
3. Trẻ bao nhiêu tuổi thì có thể bọc răng sứ?
Theo các bác sĩ nha khoa, từ 18 tuổi tuổi trở lên là giai đoạn phù hợp cho trẻ thực hiện bọc răng sứ. Lúc này, răng vĩnh viễn đã mọc hoàn thiện, cấu trúc xương hàm đang phát triển ổn định và tâm lý của trẻ cũng trưởng thành hơn. Nhờ đó quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi, đạt được kết quả tốt hơn và hạn chế sự sai lệch về sau.
Trẻ 13 tuổi bọc răng sứ được không?
Trẻ 13 tuổi gặp các vấn đề răng miệng nên ưu tiên điều trị bảo tồn trước. Với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định trẻ bọc sứ như: Bị sâu răng mức độ năng, dẫn đến tình trạng suy yếu răng; men răng bị bong tróc nặng; răng bị gãy hoặc sứt mẻ lớn làm trẻ ăn uống, giao tiếp khó khăn.
Nhưng điều kiện để thực hiện là trẻ đã thay xong toàn bộ răng sữa, những răng bị tổn thương nặng đã ngừng phát triển. Nếu không thể đáp ứng đủ các yêu cầu, bác sĩ khuyên trẻ không nên thực hiện bọc răng sứ.
Tương tự với thắc mắc trẻ 14, 15 tuổi có bọc răng sứ được không thì câu trả lời cũng vậy. Cần có bác sĩ có chuyên môn thăm khám và đánh giá tình trạng răng thực tế để quyết định có nên bọc sứ không.
Xem thêm: >> Bọc răng sứ có hết hô không? Quy trình và những điều cần biết >> Độ tuổi bọc răng sứ là bao nhiêu? Những lưu ý không nên bỏ qua
4. Giải pháp khắc phục khi răng của trẻ bị sâu hoặc có khiếm khuyết lớn
Dưới đây là một vài cách khắc phục tình trạng răng sâu, răng có khiếm khuyết lớn ở trẻ em:
4.1. Chụp mão SSC đối với răng cối sữa
Chụp mão SSC (Stainless Steel Crown) là lựa chọn tối ưu để bảo vệ răng sữa bị sâu, vỡ hoặc tổn thương nặng.
Mão sứ SCC được làm từ thép không gỉ, bề mặt trơn láng, khớp khít với răng nhờ thiết kế phù hợp với kích thước của từng loại răng sữa. Nhờ đó bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng gây viêm nhiễm, sâu răng.
4.2. Trám đối với răng vĩnh viễn
Với trẻ đã mọc răng vĩnh viễn, bác sĩ có thể đề nghị phụ huynh cho trẻ trám răng thay cho bọc sứ. Điều này giúp trẻ bảo tồn tối đa mô răng thật, không ảnh hưởng đến sự phát triển của các răng kế cạnh.
Tùy vào tình trạng sâu răng của trẻ mà bác sĩ có thể đưa ra chỉ định trám răng ngăn ngừa hay trám răng điều trị. Tuy nhiên cả hai phương pháp này đều nhằm mục đích ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang các vùng răng khác. Từ đó giúp trẻ giảm cảm giác ê buốt, đau nhức và khó chịu khi ăn uống.
5. Những lưu ý khi chụp mão SSC hoặc trám răng cho trẻ
Dù thực hiện chụp mão sứ SCC hay trám răng cho trẻ, phụ huynh cũng cần lưu ý những điều sau:
5.1. Chọn nha khoa uy tín
Đây là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chụp mão sứ SSC hoặc trám răng cho trẻ có tốt và lâu dài hay không. Điều trị tại nha khoa uy tín, bác sĩ chẩn đoán chính xác vấn đề răng miệng của trẻ giúp đưa ra phương án điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu.
>> Xem thêm: Ở TPHCM làm răng sứ ở đâu tốt? TOP những tiêu chí chọn nha khoa uy tín
Elite Dental – Trung tâm nha khoa trẻ em chuyên sâu, đa dạng dịch vụ
Không chỉ có thế mạnh về trồng răng Implant, chỉnh nha, thẩm mỹ và chăm sóc răng miệng tổng quát, Elite còn có đầy đủ các dịch vụ nha khoa trẻ em chuyên sâu.
Thăm khám tại Elite, ba mẹ an tâm có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hành nha khoa trẻ em lâu năm đồng hành. Các bác sĩ nắm rõ cấu trúc răng, xương hàm của trẻ, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp với trẻ. Với kinh nghiệm dày dặn, bác sĩ tại Elite rất thấu hiểu tâm lý của trẻ nhỏ, cư xử nhẹ nhàng và chu đáo giúp trẻ cảm thấy thoải mái.
Trung tâm được trang bị đầy đủ các thiết bị nha khoa hiện đại, vô trùng để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả. Sau mỗi lần điều trị, bác sĩ/trợ lý bác sĩ sẽ luôn cập nhật kịp thời thông tin chăm sóc răng cho trẻ đến phụ huynh. Qua đó, phụ huynh có thêm nhiều kiến thức hữu ích để hỗ trợ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
Ngoài ra, Elite còn có khu vực vui chơi riêng biệt cho bé, giúp con cảm thấy thoải mái, tự tin trước và sau khi thăm khám. Đặc biệt là có thể kết thêm nhiều bạn mới khi thăm khám nha khoa tại Elite Dental.
>> Elite Dental – địa chỉ nha khoa tin cậy trong hành trình chăm sóc nụ cười xinh cho trẻ em. Liên hệ ngay Elite Dental để đặt lịch hẹn sớm với bác sĩ chuyên khoa.
5.2. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Một số trường hợp, trẻ cần được điều trị các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… trước khi chụp mão sứ SCC. Do vậy, việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sẽ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
5.3. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm, kem đánh răng, nước súc miệng,… sẽ giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng của con lâu dài.
6. Cách bảo vệ răng miệng trẻ em khỏe mạnh, hạn chế bọc sứ hay trám răng
Bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ khỏe mạnh chính là biện pháp hiệu quả giúp trẻ hạn chế phải bọc sứ hay trám răng khi còn nhỏ. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa cha mẹ có thể tham khảo:
- Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng ngay từ khi còn nhỏ như cách đánh răng đúng từ trong ra ngoài, thời gian chải ít nhất 2 phút, đánh răng 2 lần/ngày.
- Chọn kem đánh răng cho trẻ không chứa đường, xylitol và active fluoride nhằm tránh sâu răng.
- Cha mẹ tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối giúp khử trùng, kháng viêm cho khoang miệng hiệu quả.
- Định kỳ lấy cao răng cho trẻ 3 lần/2 năm, ngăn ngừa các bệnh như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D (các loại hạt, thịt, cá, tôm, cua, trứng, rau củ, sữa, sữa chua,…) giúp răng trẻ chắc khỏe. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt, thức ăn nhanh,… bởi có thể tăng tình trạng sâu răng.
- Đưa trẻ đi khám răng định kỳ để bác sĩ kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở răng của con.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp quý phụ huynh có đáp án cho câu hỏi bọc răng sứ cho trẻ em nên hay không và độ tuổi nào thì phù hợp. Để giúp con có nụ cười khỏe đẹp, phụ huynh nên hướng dẫn & cùng trẻ tạo lập thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ. Và đừng quên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đồng hành cùng trẻ ba mẹ nhé!
Bài viết liên quan: > Bọc răng sứ bị rớt ra phải làm sao? Cách phòng tránh rớt răng sứ > Răng bọc sứ bị viêm tủy có nguy hiểm không, cần điều trị như thế nào? > Trám răng sữa cho trẻ: Có nên thực hiện và có đau không?