Niềng răng xong bị móm là biến chứng sau khi chỉnh nha khiến cấu trúc khuôn mặt thay đổi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ăn nhai của nhiều người. Vậy nguyên nhân gây móm sau khi niềng răng là gì và xử lý thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nhận biết tình trạng móm sau niềng răng
Niềng răng móm là phương pháp chỉnh nha được áp dụng để dịch chuyển các sai lệch răng và xương hàm móm về đúng vị trí. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp sau khi niềng răng móm xong một thời gian lại móm trở lại, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn nhai và cấu trúc khuôn mặt.
Theo đó, sau khi tháo niềng xong, khách hàng có dấu hiệu móm như răng hàm dưới bị nhô ra ngoài nhiều so với hàm bên trên, khớp cắn 2 hàm không khớp nhau, đồng thời khi quan sát góc nghiêng sẽ thấy mặt bị lõm, gây mất hài hòa.
2. Lý do khiến niềng răng xong bị móm
Tình trạng móm sau niềng răng chủ yếu do những nguyên nhân dưới đây:
2.1 Bác sĩ thiếu chuyên môn và kinh nghiệm
Kết quả chỉnh nha có đạt hiệu quả như mong muốn hay không phụ thuộc phần lớn vào phác đồ điều trị của bác sĩ. Do đó, nếu trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ kém sẽ khó tính toán được sự dịch chuyển của răng chuẩn xác. Điều này dẫn đến tác động sai lực kéo khiến răng chạy sai lệch, không về đúng vị trí như dự tính ban đầu.
- Bác sĩ tính toán sai sự dịch chuyển của răng: Lực tác động để nắn chỉnh răng sai lệch chẳng những không khắc phục được khiếm khuyết răng trước đó, mà còn dẫn đến kết quả răng móm nặng hơn.
- Một số trường hợp không cần thiết nhưng bác sĩ vẫn chỉ định nhổ răng: Bác sĩ không đủ kinh nghiệm chỉ định nhổ răng không phù hợp sẽ gây mất răng trên cung hàm, khiến cho phần hàm này phải trượt ra trước để nhai thức ăn, lâu dần bị móm.
- Chưa kiểm soát được toàn diện: Do tính chất hàm dưới phát triển mạnh mẽ tới 18 tuổi nên với trẻ em, sau khi điều trị móm với kết quả tốt vẫn cần theo dõi sát sao để kiểm soát sự phát triển của hàm dưới cho tới khi trẻ 18 tuổi mới hoàn toàn ổn định.
Có thể nói, móm là một dạng sai lệch phức tạp và khó, nên đòi hỏi bác sĩ cần có kinh nghiệm điều trị, có chuyên môn, đồng thời phải học hỏi liên tục, cập nhật kiến thức và kiểm soát được di chuyển của răng. Từ đó mới có thể xây dựng kế hoạch chỉnh nha hoàn chỉnh, giúp các răng di chuyển an toàn, đúng hướng, đạt hiệu quả toàn diện.
Niềng răng là phương pháp giúp cải thiện khuyết điểm của răng và xương hàm, mang lại nụ cười đẹp, thẩm mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có trường hợp niềng răng hỏng do yếu tố khác nhau gây ra. Cùng Elite Dental nhận biết dấu hiệu chỉnh nha…
2.2 Khí cụ kém chất lượng
Việc sử dụng khí cụ kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn sẽ làm giảm lực kéo, ảnh hưởng khả năng dịch chuyển, lệch hàm. Nhất là với các trường hợp niềng răng mắc cài thường xuyên bị bung tuột mắc cài, thậm chí là gây viêm nhiễm cho răng miệng.
Tham khảo: > Điều trị móm hiệu quả với khí cụ hỗ trợ chỉnh nha > Phương pháp phù hợp với niềng răng móm
2.3 Khách hàng không tuân thủ chỉ định
Chăm sóc răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến niềng răng xong bị móm. Cụ thể:
- Ăn thực phẩm quá cứng hoặc quá dai khiến mắc cài bị gãy, từ đó ảnh hưởng kết quả niềng răng.
- Không tuân thủ thời gian đeo niềng theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Không tuân thủ chỉ định đeo thun theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Không tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ điều chỉnh lực siết răng và xử lý vấn đề bất thường (nếu có).
- Người bệnh không đeo hàm duy trì sau niềng răng đúng và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ khiến răng bị xô lệch.
6 thói quen sai lầm trong việc chăm sóc răng miệng sẽ làm cho tình trạng răng của bạn tệ hơn dù bạn thấy mình đã vệ sinh rất kĩ. Hãy đọc và từ bỏ ngay những thói quen này để có một hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng bạn…
3. Cách giải quyết răng niềng xong bị móm
Tình trạng móm sau khi niềng răng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy răng khi tháo niềng có dấu hiệu móm, bạn cần nhanh chóng đến trung tâm nha khoa – nơi đã điều trị để trao đổi với bác sĩ.
Tùy theo mức độ móm răng của mỗi người, bác sĩ tư vấn giải pháp xử lý phù hợp:
Tiếp tục đeo hàm duy trì:
Hàm duy trì có tác dụng giữ nguyên các răng ở vị trí mới, tránh tình trạng bị xô lệch. Do đó, nếu nguyên nhân gây móm xuất phát do bạn không đeo hàm duy trì sau niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiếp tục đeo đến khi răng và xương hàm thực sự ổn định. Lưu ý, bạn nên vệ sinh hàm duy trì mỗi ngày để hạn chế vụn thức ăn, cặn bẩn tích tụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Phẫu thuật (với trường hợp móm xương quá nặng):
Trong trường hợp niềng răng bị móm bởi cấu trúc xương hàm dưới phát triển ra trước so với xương hàm trên, các bác sĩ chỉ định bạn cần thực hiện phẫu thuật để cắt xương hàm đẩy lùi vào bên trong.
Niềng lại lần 2:
Nhiều trường hợp niềng răng lần 1 không được như mong muốn hay xuất hiện tình trạng móm, bác sĩ sẽ yêu khách hàng tiếp tục đeo niềng răng lần 2 và điều chỉnh lực siết dây cung lại. Việc này nhằm nắn chỉnh răng và xương hàm về đúng vị trí giúp bạn có được khớp cắn chuẩn, hàm răng thẳng hàng. Để biết có nên niềng răng lần 2 không, mời bạn xem thêm TẠI ĐÂY.
Cùng tham khảo trường hợp bạn Thanh Việt đã từng can thiệp xương hàm chỉnh móm từ bé. Tuy nhiên theo thời gian, hàm dưới của Việt vẫn tiếp tục phát triển và không khắc phục được tình trạng móm, đi khám ở nhiều nơi đều chỉ định cần phẫu thuật. Tuy nhiên khi đến Elite Dental, Thanh Việt được bác sĩ thăm khám kỹ càng và quyết định điều trị niềng răng qua 2 giai đoạn. Trước tiên là nới rộng cung hàm trên, sau đó gắn mắc cài theo lộ trình bác sĩ đề ra. Kết quả là quá trình niềng răng lần 2 đã giúp khắc phục tình trạng móm hiệu quả mà không cần phẫu thuật, cải thiện thẩm mỹ gương mặt, giúp Thanh Việt tự tin hơn và phụ huynh rất hài lòng.
Mời bạn theo dõi chia sẻ của BS Nguyễn Thị Thanh Tùng (Nha khoa Elite) về ca điều trị phức tạp này.
Qua đây có thể thấy, sau khi nhận thấy tình trạng niềng răng xong bị móm, bạn cần tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để có hướng điều trị hiệu quả, đảm bảo kết quả như ý.
12 năm qua, Elite Dental luôn tự hào vì đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về chỉnh nha và có hơn 11 năm kinh nghiệm thực chiến điều trị trên cả mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign. Trong đó móm xương là một trong những điều trị Elite tự hào đã chữa khỏi cho rất nhiều khách hàng với “ngân hàng” ca thành công từ trẻ em tới người lớn.
Bác sĩ hiểu rõ với mỗi tình trạng răng thì kế hoạch chỉnh nha và đeo hàm duy trì cũng phải khác nhau. Qua đó phân tích và xây dựng kế hoạch niềng răng móm bài bản, chuẩn xác, đảm bảo kết quả cuối cùng thành công hoàn mỹ, ổn định bền vững. Đồng thời, các bác sĩ cam kết tư vấn trung thực, lập kế hoạch theo tiêu chí đúng – an toàn – hiệu quả và bảo tồn răng thật tối đa cho khách hàng (chỉ chỉ định nhổ răng khi niềng răng trong trường hợp cần thiết nhất), chăm chút và theo dõi sát sao từng giai đoạn điều trị, kịp thời xử lý các vấn đề bất thường để đảm bảo răng dịch chuyển đúng kế hoạch.
Bên cạnh đó, để đạt kết quả niềng răng mỹ mãn cho khách hàng, Elite còn đầu tư máy móc hiện đại như máy Scan 3D PrimeScan, phần mềm Clincheck, máy chụp phim Sirona (Đức)… Cùng đa dạng phương pháp niềng răng gồm niềng răng mắc cài sứ, mắc cài kim loại, cung Meaw và niềng răng trong suốt Invisalign; cam kết sử dụng khí cụ chính hãng chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng giúp nâng cao trải nghiệm điều trị.
Như trường hợp của bạn N.Y, đến với Elite trong tình trạng móm răng gây tác động tiêu cực tới sức khỏe răng miệng, khó khăn khi ăn nhai/phát âm, chải răng và là nguồn cơn mang đến những cơn đau khớp dai dẳng. Thế nhưng, nhờ bác sĩ Elite xây dựng kế hoạch điều trị chuẩn chỉnh và sự kiên trì của bạn N.Y, giờ đây bạn đã có khớp cắn chuẩn cùng nụ cười rạng rỡ, tình trạng đau khớp hàm cũng được cải thiện đáng kể.
Ngay hôm nay, hãy liên hệ với Elite Dental để được bác sĩ giỏi thăm khám và tư vấn chính xác nhé!
Xem thêm: > Niềng răng móm đúng thời điểm cho trẻ > Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ em