Chỉnh nha là phương pháp thẩm mỹ nụ cười được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Quá trình chỉnh nha được chia làm nhiều giai đoạn, trong đó đóng khoảng răng là giai đoạn rất quan trọng mà bạn cần chú ý. Vậy giai đoạn đóng khoảng trong răng niềng là gì? Diễn ra như thế nào? Cùng Elite Dental tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Mục lục
- 1. Thế nào là giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng?
- 2. Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng diễn ra như thế nào?
- 3. Các phương pháp đóng khoảng niềng răng phổ biến
- 4. Đóng khoảng răng thường mất bao lâu?
- 5. Đóng khoảng niềng răng gây khó chịu không?
- 6. Một số vấn đề thường thấy khi đóng khoảng răng
- 7. Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi đóng khoảng niềng răng
1. Thế nào là giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng?
Một ca chỉnh nha cần trải qua 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Khám và lên kế hoạch niềng răng.
- Giai đoạn 2: Làm đều răng.
- Giai đoạn 3: Điều chỉnh khớp cắn chi tiết.
- Giai đoạn 4: Tháo bỏ niềng răng và đeo hàm duy trì.
Đóng khoảng trong niềng răng là giai đoạn số 3 trong hành trình chỉnh nha. Đây là giai đoạn đóng các khoảng trống trên cung hàm bằng cách tăng lực siết, kéo các răng về đúng vị trí, sau khi chân răng và trục răng đã tương đối đồng đều.
Xem thêm: Siết răng khi niềng có đau không, bao lâu một lần?
Có thể nói rằng, đóng khoảng niềng răng là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định rất lớn đến thẩm mỹ của răng và khả năng ăn nhai sau khi kết thúc chỉnh nha.
2. Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng diễn ra như thế nào?
Quy trình đóng khoảng răng được thực hiện như sau:
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thay dây cung thường thành dây Stainless Steel cứng cáp hơn để tăng lực siết cho răng.
Kéo lùi răng trước ra sau: Kỹ thuật này áp dụng với trường hợp răng hô vẩu, răng bị chìa ra phía trước nhiều. Bác sĩ sẽ dùng lò xo hoặc chun chuỗi mắc vào khối răng sau với phần mắc cài phía trước để kéo lùi răng về sau. Thêm nữa, lò xo và chun chuỗi cũng sẽ được thay mới, sau 4 – 6 tuần (lò xo) và 2 – 3 tuần (chun chuỗi).
Kéo răng sau ra phía trước: Kỹ thuật này dành cho trường hợp răng móm. Bác sĩ sẽ sử dụng chun chuỗi hoặc lò xo buộc vào khối răng trước rồi kéo các răng sau ra trước. Cách thực hiện tương tự kéo lùi răng trước ra sau, chỉ khác nhau ở vị trí buộc chun chuỗi/lò xo.
Thực hiện song song kéo lùi răng trước ra sau và kéo răng sau ra trước: Bác sĩ buộc chun chuỗi hoặc lò xo vào khối răng trước và răng sau để kéo răng đóng khoảng, điều chỉnh răng trước và sau cùng lúc.
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha tối ưu hiện nay và để quá trình niềng đạt kết quả cao nhất, bệnh nhân nên nắm rõ giai đoạn niềng răng có lưu ý thế nào, lựa chọn phương pháp phù hợp, cũng như xác định chi phí…
3. Các phương pháp đóng khoảng niềng răng phổ biến
Dưới đây là 3 cách đóng khoảng niềng răng hiện nay, việc chọn phương pháp nào sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể.
3.1. Sử dụng móc kéo đóng khoảng răng
Móc kéo đóng khoảng trong niềng răng có rất nhiều loại, không cần gắn minivis. Tuy nhiên móc kéo này khá vướng víu và gây cảm giác khó chịu do cọ xát vào má trong thời gian đầu, tương tự như lần đầu đeo niềng răng mắc cài.
3.2. Sử dụng minivis
Minivis là các ốc vít nhỏ được gắn giữa các răng ở xương hàm trên hoặc xương hàm dưới, đóng vai trò như điểm neo giữ chun chuỗi, lò xo khi thực hiện đóng khoảng răng. Minivis giúp điều chỉnh lực kéo và sự di chuyển răng chính xác hơn, không cần hệ thống đặt lực phức tạp như trước đây.
3.3. Dùng chun đóng khoảng
Chun đóng khoảng được dùng trong trường hợp các khoảng trống của răng nhỏ. Ví dụ như tình trạng răng chen chúc, sau khi được điều chỉnh thẳng đều sẽ chỉ còn lại một số khoảng trống nhỏ, việc dùng chun kéo sẽ đóng khoảng trống hiệu quả hơn.
4. Đóng khoảng răng thường mất bao lâu?
Thời gian kéo răng đóng khoảng từ 6 – 8 tháng, tùy vào tình trạng và tốc độ di chuyển răng của mỗi người.
Thời gian đóng khoảng răng có thể được rút ngắn hoặc kéo dài, phụ thuộc vào các yếu tố như:
Độ tuổi: Tuổi càng lớn thì xương càng cứng chắc khiến cho thời gian răng di chuyển cũng chậm hơn.
Khí cụ: Các khí cụ niềng răng cần đạt chuẩn chất lượng, đảm bảo lực kéo đủ mạnh để răng di chuyển theo như kế hoạch.
Vị trí răng cần đóng khoảng: Mỗi vị trí răng sẽ có tốc độ di chuyển khác nhau, chẳng hạn như răng nanh sẽ di chuyển lâu hơn do đặc tính thân răng cao và cứng hơn các răng khác.
Phương pháp đóng khoảng: Tùy phương pháp đóng khoảng răng niềng mà lực kéo và thời gian di chuyển răng sẽ khác nhau, chẳng hạn như dùng móc đóng khoảng răng niềng sẽ nhanh hơn so với chun chuỗi.
5. Đóng khoảng niềng răng gây khó chịu không?
Khi thực hiện đóng khoảng trong niềng răng, răng có thể bị đau nhức, ê buốt hơn so với bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì cảm giác đau khó chịu này chỉ diễn ra trong vài ngày đầu. Để giảm bớt đau nhức, bạn hãy áp dụng một vài mẹo sau:
- Chườm nóng/lạnh: Bạn chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng bị đau để làm dịu đi sự khó chịu và cơn đau.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Súc miệng với nước muối vào buổi sáng, tối hoặc bất kỳ lúc nào bạn thấy đau để giảm bớt cơn đau nhức.
- Uống thuốc giảm đau: Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng xoa dịu cơn đau nhức khó chịu.
Xem thêm: Niềng răng có đau không?
6. Một số vấn đề thường thấy khi đóng khoảng răng
Trong quá trình đóng khoảng niềng răng, bạn có thể gặp phải một vài vấn đề sau, lưu ý để biết cách khắc phục nhé.
Răng bị lung lay: Khi răng đang di chuyển sẽ bị lung lay nhẹ, sau khi đóng khoảng trống thì tình trạng lung lay này sẽ được cải thiện. Thế nhưng, nếu răng lung lay nhiều và đau nhức, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều chỉnh kịp thời.
Thừa dây cung: Dây cung thường bị thừa do các khoảng trống được thu hẹp dần lại và dễ đâm vào má gây xước khoang miệng. Bạn có thể dùng sáp nha khoa bọc phần dây cung thừa và đến bác sĩ để cắt đi nhé.
Lò xo, móc gây trầy xước nướu, lưỡi: Khi mới đặt xong lò xo, móc, bạn nên cử động miệng để xem có thoải mái hay không, nếu cảm thấy khó chịu thì hãy nhờ bác sĩ điều chỉnh lại. Ngoài ra, bạn có thể dùng sáp nha khoa bọc các cạnh của móc/lò xo hoặc chèn bông gòn vào phần lợi bị cọ sát để hạn chế cơn đau và các tổn thương răng miệng.
7. Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi đóng khoảng niềng răng
Khi thực hiện kéo răng đóng khoảng, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận để đẩy nhanh quá trình di chuyển, đóng khoảng niềng răng, cụ thể như sau:
- Tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả di chuyển răng.
- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để giảm thiểu các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…bằng cách đánh răng 2 lần/ngày, làm sạch kẽ răng với tăm nước/chỉ nha khoa, súc miệng,….
- Trong những ngày đầu đóng khoảng răng, bạn nên ăn thức ăn mềm, chứa đủ dưỡng chất, ăn chậm và tránh đồ ăn cứng, dai để không làm rơi mắc cài.
- Liên hệ bác sĩ nếu tình trạng đau, ê buốt không thuyên giảm hoặc bất kỳ vấn đề bất thường nào trên răng.
Nhìn chung, để một ca chỉnh nha thành công, đảm bảo về cả khớp cắn lẫn tính thẩm mỹ gương mặt thì giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng rất quan trọng. Chính vì thế, việc lựa chọn địa chỉ chỉnh nha uy tín cũng rất cần thiết để kế hoạch di chuyển, đóng khoảng răng trở nên toàn diện, mang lại kết quả tối ưu như mong đợi.
Elite Dental là trung tâm chỉnh nha chuyên sâu hàng đầu tại TP.HCM, sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn với hơn 10 năm điều trị mắc cài và hơn 9 năm thực hành niềng răng trong suốt Invisalign.
Các bác sĩ ở Elite Dental sẽ dựa trên từng tình trạng răng của khách hàng để xây dựng quy trình chỉnh nha toàn diện, tận tâm và đáp ứng đủ 6 tiêu chí niềng răng hiệu quả. Trong đó, với giai đoạn đóng khoảng răng, bác sĩ sẽ tính toán lực siết và chọn phương pháp đóng khoảng phù hợp để kéo răng về đúng vị trí, thu hẹp các khoảng trống một cách nhanh chóng và an toàn. Bên cạnh đó, Elite Dental còn đầu tư rất nhiều trang thiết bị hiện đại như máy chụp phim Sirona, công nghệ scan răng 3D Trios, phần mềm Clincheck,…hỗ trợ chỉnh nha đạt hiệu quả cao, khôi phục nụ cười rạng rỡ và tràn đầy sự tự tin cho khách hàng.
Liên hệ ngay với Elite Dental để được tư vấn chi tiết về dịch vụ niềng răng, điều trị các sai lệch hô móm, răng chen chúc, răng mọc lệch,… hoặc đến trực tiếp 75 Huỳnh Tịnh Của, P. Võ Thị Sáu, Q3, HCM (hotline (+84) 28 7306 3838 – (+84) 902661100) nhé!
Xem thêm: > Cách đẩy nhanh tiến độ niềng răng, đảm bảo hiệu quả, an toàn > Thun liên hàm là gì? Những lưu ý khi đeo thun kéo liên hàm > Dây cung niềng răng là gì?