[Giải đáp] Niềng răng khi mang thai được không?

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Đỗ Quỳnh Như
Bác sĩ điều trị Chỉnh nha chuyên sâu

Nhiều khách hàng gửi câu hỏi cho Elite Dental có thể niềng răng khi mang thai không; nếu đang niềng răng thì mang thai liệu có vấn đề nào. Đây cũng là thắc mắc của không ít chị em trong độ tuổi từ 25 – 35 tuổi. Bởi lẽ, quá trình chỉnh nha kéo dài trung bình 1,5 – 2 năm. Lúc này, có nhiều thay đổi phải dự tính trước để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Vì thế, trong bài viết dưới đây, Elite Dental giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc.

1. Có thể niềng răng khi mang thai được không?

Trả lời cho câu hỏi niềng răng khi mang thai liệu có ảnh hưởng không, Bác sĩ Đỗ Quỳnh Như – Ủy viên Ban chấp hành Hội Chỉnh hình răng mặt TPHCM, Bác sĩ Chỉnh hình răng mặt nha khoa Elite chia sẻ:

Với phụ nữ mang thai, đa số là niềng được bình thường, trừ trường hợp bệnh nhân có tình trạng viêm nướu thai kỳ nghiêm trọng (nướu sưng to). Đối với chị em có kế hoạch niềng răng và mang thai thì bạn nên quan tâm đến lưu ý đặc biệt của Bác sĩ chuyên môn”.

Niềng răng khi mang thai
Các chị em hoàn toàn có thể niềng răng khi mang thai nhưng cần đặc biệt quan tâm đến lưu ý của bác sĩ.

Theo đó, niềng răng (hay còn gọi chỉnh nha) là phương pháp khắc phục tình trạng răng hô, răng móm, răng thưa, răng khấp khểnh, lệch lạc, bằng cách sử dụng khí cụ như mắc cài, dây cung niềng răng hoặc khay niềng trong suốt Invisalign. Với ưu điểm răng được di chuyển từ từ, không tác động đến bộ phận trên cơ thể, niềng răng ít ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, niềng răng là điều trị tác động về lực nên gây ra khó chịu trong thời gian đầu siết dây cung hoặc đeo khay. Đây cũng là trở ngại duy nhất khiến chị em băn khoăn có nên niềng răng khi mang thai không. Các mẹ có thể yên tâm, với công nghệ niềng răng ngày càng phát triển và trình độ chuyên môn cao của Bác sĩ, quá trình điều trị đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời đem lại nụ cười tự tin, khỏe mạnh và rạng rỡ cho chị em.

Có thể bạn quan tâm:
>> Có nên niềng răng không?
>> Niềng răng có đau không?
>> Thời gian niềng răng mất bao lâu?

2. Đang niềng răng thì mang thai có sao không?

Trường hợp đang niềng răng thì mang thai, các mẹ nên trao đổi ngay với Bác sĩ chỉnh nha để có phương án, kế hoạch điều trị phù hợp cho thời gian sắp tới. Nếu thai phụ đang niềng răng mắc cài, song tình trạng sức khỏe không ổn định thì có thể tạm dừng điều trị, giảm lực siết răng hoặc tháo bớt mắc cài để thoải mái và bảo vệ sức khỏe.

Nếu người mẹ có sức khỏe tốt, được Bác sĩ cho phép niềng răng khi mang thai thì có thể tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nên Bác sĩ sẽ cân nhắc lực siết răng nhẹ nhàng, hạn chế dùng thuốc và chú ý vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng cho bà bầu. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn thì phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên chụp phim, nhổ răng hay tạo lực siết răng quá mạnh, nhất là sau 3 tháng đầu đeo mắc cài.

Xem thêm:  Niềng răng có phải nhổ răng không? Ai không nhổ răng khi niềng?

Niềng răng có phải nhổ răng không là nỗi lo của không ít người chuẩn bị niềng răng, vì sợ sẽ gây ra nhiều vấn đề như đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Elite Dental tìm hiểu trong…

3. Lưu ý khi niềng răng trong quá trình mang thai

Để niềng răng khi mang thai được an toàn, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, chị em nên lưu ý 4 vấn đề dưới đây:

3.1. Chuẩn bị niềng răng và có kế hoạch mang thai

Chị em nên chụp phim, nhổ răng (nếu có) và hoàn tất cắm vis trước khi mang thai. Trường hợp niềng răng trùng với giai đoạn đầu của thai kỳ, Bác sĩ có thể thảo luận kỹ càng với bệnh nhân về các bước trong chỉnh nha như chụp phim X – quang, nhổ răng và tách kẽ hoặc đề xuất hoãn lại kế hoạch niềng răng.

Đối với chụp X – quang khi mang thai, trong trường hợp cần thiết Bác sĩ vẫn cho phép chụp phim nhưng điều kiện là bệnh nhân đã mang thai sau 3 tháng và mẹ bầu phải tuân thủ mặc áo chì.

3.2. Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên chú ý việc vệ sinh răng miệng bởi vì đây là thời gian hormone thay đổi, cơ thể nhạy cảm hơn, làm tăng nguy cơ viêm nướu. Bệnh lý viêm nướu sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha cũng như sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng.

>> Tham khảo cách vệ sinh răng niềng TẠI ĐÂY.

Việc ăn uống của mẹ bầu trong 3 tháng đầu cũng có thể gặp khó khăn do cơ thể trải qua những cơn nghén. Do vậy, dù đang niềng răng thì mẹ bầu cũng hãy cố gắng lựa chọn những thực ẩm dễ ăn như sinh tố, các loại hạt như bí, óc chó, trái cây cắt nhỏ hoặc bất kỳ món ngon nào mẹ bầu thèm ăn có thế nấu kỹ hoặc cắt nhỏ hơn, nhai kỹ hơn mẹ bầu nhé.

Xem thêm:
> Người niềng răng nên ăn và kiêng gì?
> Thực đơn cho người niềng răng
> Cách chăm sóc răng miệng khi mang thai

3.3. Giai đoạn mang thai 3 tháng giữa

3 tháng giữa được xem là giai đoạn nhẹ nhàng, khỏe khoắn nhất của mẹ bầu khi cơn nghén đã đi qua. Tuy nhiên, để thai phụ cảm thấy thoải mái khi niềng răng thì các thao tác điều chỉnh, xiết răng (đối với phương pháp mắc cài) cũng sẽ được bác sĩ tiến hành từ từ, nhẹ nhàng hơn.

Bên cạnh những chuyến thăm khám thai định kỳ, mẹ bầu cũng cần lưu ý ghi nhớ lịch khám niềng răng để không làm ảnh hưởng nhiều đến tiến trình di chuyển răng của mình nhé.

Việc vệ sinh răng miệng thì vẫn luôn cần được chú trọng dù ở trong giai đoạn thai kỳ nào để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

3.4. Giai đoạn mang thai 3 tháng cuối

Đây là tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ, là thời gian mà cả mẹ bầu và gia đình đều rất mong ngóng đón con ra đời. Do vậy để giữ an toàn, thoải mái nhất nếu mẹ niềng với mắc cài thì có thể đề nghị với bác sĩ về việc tháo mắc cài tạm trong thời gian này và mang hàm duy trì.

Xem thêm:  Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu? Phân loại và công dụng

Sau khi kết thúc hành trình niềng răng Invisalign, bạn cần đeo hàm duy trì trong suốt để cố định chân răng ở vị trí mới lâu hơn, giúp khớp cắn ổn định và đạt kết quả chỉnh nha bền vững. Tuy nhiên bạn cần đeo hàm duy trì trong…

4. Phương pháp niềng răng khi mang thai an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu

Theo chia sẻ của Bác sĩ Đỗ Quỳnh Như, phụ nữ mang thai có thể lựa chọn một trong hai phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay: niềng răng mắc cài hoặc niềng răng không mắc cài Invisalign. Mặc dù vậy, phương pháp niềng Invisalign được khuyến khích hơn cả, nhờ đem lại ưu điểm thoải mái và phù hợp với các mẹ trong giai đoạn thai kỳ.

Ưu điểm của Invisalign
Niềng răng không mắc cài Invisalign sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Invisalign với vật liệu an toàn, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé:

  • Khay niềng Invisalign không có chất hóa dẻo Bisphenol-A (BPA), được làm bằng nhựa polyurethane trọng lượng phân tử cao theo tiêu chuẩn USP VI cấp y tế.
  • Invisalign được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 13485:2003 và đạt yêu cầu pháp lý cho dụng cụ và thiết bị y tế.
  • Khay Invisalign được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA (Food and Drug Administration) công nhận và cấp giấy phép.
  • Vật liệu SmartTrack mềm dẻo, giúp mẹ có trải nghiệm thoải mái khi đeo khay như khay ôm sát cung răng, vừa vặn, không tạo cảm giác khó chịu, cộm trong miệng.

Trải nghiệm niềng răng dễ chịu khi mang thai:

  • Khay chỉnh nha trong suốt Invisalign mang đến lợi ích tuyệt vời như có thể tháo rời, thoải mái khi đeo khay, linh hoạt ăn uống và dễ dàng vệ sinh, giúp mẹ an tâm chỉnh nha mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là mẹ được thưởng thức món ăn yêu thích, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để con khỏe mạnh từ trong bụng và đẹp hơn mỗi ngày.
  • Nhờ ưu điểm dễ tháo rời nên chị em có thể tháo khay Invisalign và vệ sinh răng dễ dàng, giữ cho nướu khỏe mạnh và từ đó hạn chế mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu, ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.
  • Khác với niềng răng mắc cài truyền thống, Invisalign không có khung bằng kim loại hoặc dây cung có thể kích ứng cho miệng của bạn. Nhờ vậy, bà bầu ít phải đến phòng khám thường xuyên, có thời gian nghỉ ngơi, an thai tại nhà và có thể kết nối trực tuyến với Bác sĩ để theo dõi tình trạng dịch chuyển răng.
Xem thêm:
>> Niềng răng trong suốt có hiệu quả không?
>> Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài?
>> Những lưu ý khi niềng Invisalign

Làm mẹ là một hành trình đầy thiêng liêng và trên hành trình ấy, Invisalign là một người bạn đồng hành tuyệt vời, giúp chị em xóa đi nỗi lo niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng không, qua đó tự tin ăn khỏe, sống khỏe và sở hữu nụ cười khỏe mạnh ở tương lai phía trước. Mặc dù vậy, Invisalign không quyết định kết quả cuối cùng sau điều trị.

Thay vào đó, 95% thành công phụ thuộc vào Bác sĩ chỉnh nha. Đây cũng là lý do tại sao trước khi quyết định đầu tư cho niềng răng trong suốt Invisalign, các mẹ nên cân nhắc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín – nơi có đội ngũ Bác sĩ chỉnh nha giàu chuyên môn.

Xem thêm:  Niềng răng tại TP. HCM ở đâu tốt ở TP.HCM? Chi phí bao nhiêu?

Địa chỉ niềng răng tốt tại TP. HCM luôn là băn khoăn của nhiều người. Bởi niềng răng (hay chỉnh nha) là một kỹ thuật nha khoa chuyên sâu, không chỉ giúp khôi phục vẻ đẹp thẩm mỹ của hàm răng mà còn cải thiện khớp cắn lệch và chức…

Niềng răng Invisalign khi mang thai hiệu quả và an toàn tại Elite Dental 

Thành lập từ năm 2012, đến nay nha khoa Elite đã trở thành địa chỉ niềng răng trong suốt uy tín, được nhiều khách hàng đánh giá cao, với ưu điểm nổi bật:

1. Elite Dental là phòng khám tiên phong ứng dụng công nghệ niềng Invisalign tại Việt Nam từ năm 2013. Trong suốt hành trình chỉnh nha, nha khoa Elite đã nhận được danh hiệu uy tín do Invisalign chứng nhận như Platinum Provider. Vì thế, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp ở Elite Dental đều bảo đảm chính hãng.

2. Đội ngũ Bác sĩ chỉnh nha giàu chuyên môn, có kinh nghiệm điều trị trên 10 năm với mắc cài và Invisalign, đồng thời Bác sĩ thường xuyên trau dồi, cập nhật kiến thức chỉnh nha tiên tiến trên thế giới để qua đó tư vấn và xây dựng kế hoạch niềng răng tối ưu, đảm bảo hiệu quả ổn định lâu dài, an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

3. Nha khoa Elite liên tục cập nhật máy móc, trang thiết bị tối tân trong quá trình điều trị như máy chụp phim X – quang thế hệ mới, cho hình ảnh sắc nét; máy scan kỹ thuật số 3D hỗ trợ lấy dấu răng chính xác, rút ngắn thời gian nhanh chóng.

4. Không gian phòng khám thoáng đãng, sạch sẽ, đảm bảo vô trùng theo tiêu chuẩn quốc tế, góp phần hạn chế lây nhiễm chéo trong điều trị.

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi có thể niềng răng khi mang thai không. Nhìn chung, trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu có thể niềng răng như bình thường nhưng phải tuân theo chỉ định của Bác sĩ chỉnh nha, đồng thời lựa chọn địa chỉ uy tín như Elite Dental để được tư vấn phương pháp phù hợp, đảm bảo hiệu quả toàn diện, an toàn tối đa cho mẹ và bé.

Tham khảo thêm: 
> [Giải đáp] Phụ nữ có bầu trồng răng Implant được không?
> Niềng răng có cần phải thăm khám thường xuyên?
> Niềng răng có giảm cân không

Bài Viết Liên Quan