Giải đáp tiêu xương hàm có niềng răng được không?

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Đỗ Quỳnh Như
Bác sĩ điều trị Chỉnh nha chuyên sâu
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Tiêu xương hàm có niềng răng được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay do tình trạng mất răng sớm xảy ra phổ biến. Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây, Elite Dental sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này.

1. Tiêu xương hàm có niềng răng được không?

Tiêu xương hàm là tình trạng thể tích xương bị tiêu đi sau quá trình mất răng một thời gian dài. Khi không có chân răng, phần thể tích quanh đó sẽ không được bám trụ và dần tiêu đi. Đây là bệnh lý diễn ra khá âm thầm, khó nhận biết nhưng có thể gây hậu quả nặng nề như mất răng toàn hàm. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ và thẩm mỹ nụ cười, khuôn mặt. Do đó, bệnh nhân cần điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt.

Hình ảnh tiêu xương ổ răng theo thời gian

Xem ngay: Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Tiêu xương hàm có niềng răng được không còn tùy thuộc vào mức độ tiêu xương. Để xác định tình trạng tiêu xương hiện tại của bạn ở mức độ nào, bác sĩ sẽ chỉ định bước chụp phim.

  • Nếu tiêu xương ở mức độ nhẹ và do bệnh lý nha chu, bạn có thể niềng răng được. Khi đó, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tiêu xương đến đâu, kiểm soát tình trạng tiêu xương (nếu bị nha chu sẽ điều trị nha chu để xương không bị tiêu thêm nữa) sau đó mới niềng được.
  • Nếu tiêu xương ở mức độ nặng, bạn vẫn niềng răng được. Tuy nhiên, để di chuyển răng thì xương hàm cần khỏe mạnh vậy nên trong trường hợp tiêu xương hàm thì bệnh nhân cần thực hiện cấy ghép xương, đợi cho xương tích hợp tốt sau đó mới tiến hành niềng răng để sắp xếp lại ngay ngắn các sai lệch trên xương hàm.
Tham khảo: Chi phí cấy ghép xương răng là bao nhiêu?

2. Những lưu ý khi niềng răng trong trường hợp tiêu xương hàm

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:

Với trường hợp xương hàm bị tiêu nhẹ, bác sĩ điều trị chỉnh nha/niềng răng cho bạn cần có kiến thức chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm để giữ cho tình trạng cải thiện tốt lên. Có nghĩa là khi tiêu xương nhẹ do nha chu thì việc niềng răng cần đảm bảo song song với điều trị nha chu để kiểm soát tình trạng viêm nha chu, dần chữa khỏi nha chu và không làm cho xương tiêu thêm nữa.

Với trường hợp tiêu xương nặng, bạn cần ghép xương. Sau khi đã ghép xương tốt và vào hành trình chỉnh nha niềng răng, bác sĩ vẫn rất cần kiểm soát tình trạng xương hàm trong mỗi lần thăm khám.

Ghép xương trước khi niềng
Hình ảnh minh họa ghép xương trước khi niềng răng.

Như vậy, bác sĩ là nhân tố thực sự quan trọng. Từ bước chẩn đoán hình ảnh và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp cho tình trạng tiêu xương hàm có niềng răng được không, đến điều trị và kiểm soát điều trị để mang lại sự an toàn, chắc chắn và ổn định cho hành trình của bệnh nhân.

Bên cạnh bác sĩ, địa chỉ nha khoa bạn lựa chọn cũng rất quan trọng. Với tình trạng thiếu xương hàm, để điều trị niềng răng tốt bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa có chất lượng chuyên môn giỏi với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và tâm làm nghề để có thể điều trị các vấn đề của bạn một cách chắc chắn, an toàn. 

Elite Dental là trung tâm nha khoa chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ thật sự giỏi ở các lĩnh vực nha khoa như: Chỉnh nha, Trồng răng Implant, Thẩm mỹ, Tổng quát. Mỗi bác sĩ đều tập trung phát triển chuyên sâu trong từng lĩnh vực của mình.

Như trường hợp tiêu xương có niềng răng được không, khi đến Elite thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ chỉnh nha khám sơ khởi sau đó chuyển sang bác sĩ điều trị Implant để thăm khám chi tiết về tình trạng tiêu xương. Tiến hành điều trị với trường hợp cần ghép xương, bác sĩ chuyên về Implant sẽ ghép xương cho bạn, theo dõi tình trạng sau ghép xương thật sự kỹ lưỡng. Khi xương thích hợp tốt và ổn định, bạn sẽ được bác sĩ chỉnh nha tiến hành điều trị niềng răng với sự kiểm soát và theo dõi kỹ lưỡng cả quá trình.

Đội ngũ bác sĩ liên chuyên khoa
Đội ngũ bác sĩ liên chuyên khoa tại Trung tâm Nha khoa Elite Dental.

3. Các trường hợp niềng răng khi tiêu xương hàm tại Elite Dental

Bạn L.N gặp tình trạng hô xương, đã từng đến địa chỉ nha khoa gần nhà và vị bác sĩ này đã nhổ mất 2 răng cửa của bạn với mục đích giảm hô! Đây thực sự là một chỉ định nguy hại đến sức khỏe răng miệng của L.N khi không dưng lại đi nhổ răng cửa của bạn. Hậu quả là bạn không còn 2 chiếc răng cửa mà phải mang răng giả tháo lắp.

Khi tới Elite Dental bạn đã đeo hàm tháo lắp vùng răng cửa được 10 năm. Qua các phim chụp x-quang bạn được bác sĩ chỉnh nha của Elite Dental đánh giá với tình trạng:

  • Hô xương, răng chìa.
  • Mất 2 răng cửa chính cửa hàm trên lâu năm, xương vùng răng cửa đã bị tiêu. 
Hô xương, răng chìa
Tình trạng răng của khách hàng L.N trước khi điều trị.

Vấn đề của bạn là cần khắc phục thẩm mỹ nụ cười với 2 chiếc răng cửa đã bị nhổ một cách vô cớ, giảm hô tối đa, mang lại sự tự tin và niềm vui cuộc sống cũng như sức khỏe răng miệng.

Bác sĩ chỉnh nha Elite Dental đã nghiên cứu và quyết định đưa ra bản kế hoạch cho L.N gồm có:

Giai đoạn 1: Ghép xương

Bác sĩ chuyên về Implant đã tiến hành ghép xương cho L.N. Đây là một phẫu thuật thường dùng cho các bệnh nhân mất răng lâu năm dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Và do L.N đã mất răng được 10 năm rồi nên tiêu xương cũng khá nhiều. Bác sĩ tiến hành ghép xương cho bạn để thực hiện kế hoạch chỉnh nha tiếp theo.

Giai đoạn 2: Chỉnh nha

Sau 6 tháng L.N ghép xương, đánh giá tình trạng xương hàm ổn định bác sĩ chỉnh nha đã bắt đầu hành trình chỉnh nha/niềng răng để thay đổi hàm răng của cô bạn. Với kế hoạch chuyển kéo 2 răng cửa số 2 (hay còn gọi là răng 12 và 22) trở thành răng cửa chính. Răng nanh (13, 23) sẽ trở thành răng cửa bên.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ luôn cần đánh giá lại xương vùng răng cửa (vùng xương ghép) mỗi 3-6 tháng bằng cách chụp phim CBCT. Nếu việc di chuyển răng nanh và răng cửa số 2 về phía gần gặp khó khăn do xương ghép, sẽ cần trao đổi với bệnh nhân để điều chỉnh kế hoạch điều trị khả thi hơn, bao gồm khả năng nhổ răng 14, 24 và phục hình lại răng cửa 11, 21.

Quá trình điều trị đi từ ghép xương đến chỉnh nha là một quá trình thật sự cần sự tập trung và cẩn thận từ bác sĩ.

Hiện tại, L.N đã đi được ⅔ chặng đường chỉnh nha, tình hình điều trị rất khả quan. Bác sĩ vẫn luôn theo sát ca và điều trị cẩn thận cho trường hợp của bạn. 

Trường hợp của L.N cho thấy khi tiêu xương hàm thì không thể niềng răng. Nhưng nếu xương hàm được ghép ổn định thì có thể niềng răng với điều kiện bạn cần có được một kế hoạch cẩn thận, chính xác và một bác sĩ giỏi, theo dõi sát điều trị. 

Như vậy tóm lại, tiêu xương hàm có niềng răng được không? Thì câu trả lời là có thể có cách. Hãy đến ngay Elite Dental, các bác sĩ giỏi luôn sẵn sàng giúp bạn tìm được phương án điều trị phù hợp cho sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ nụ cười. Liên hệ NGAY TẠI ĐÂY.

Thông tin thêm:
> Tiêu xương hàm có trồng răng được không?
> Trồng răng Implant có niềng răng được không?
> Bị tụt lợi có niềng răng được không?

Bài cùng chuyên mục