Tiêu xương hàm răng là một biến chứng nghiêm trọng, thường xảy ra sau khi mất răng trong thời gian dài hoặc do viêm nha chu kéo dài… Tiêu xương ổ răng ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc xương hàm và tính thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt. Vì vậy tuyệt đối không được chủ quan, cần chủ động tìm cách khắc phục kịp thời. Hãy cùng Elite Dental tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng tiêu xương răng và cách chữa trị tối ưu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Hiện tượng tiêu xương răng là gì?
- 2. Biểu hiện của tiêu xương hàm răng
- 3. Nguyên nhân tiêu xương hàm răng
- 4. Các dạng tiêu xương hàm thường gặp khi mất răng
- 5. Tiêu xương hàm có nguy hiểm không, gây ảnh hưởng như thế nào?
- 6. Bị tiêu xương hàm có chữa được không?
- 7. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tiêu xương hàm?
- 8. Câu hỏi thường gặp về tiêu xương răng hàm
1. Hiện tượng tiêu xương răng là gì?
Răng hàm bị tiêu xương là tình trạng xương ổ răng và xương chân răng suy giảm cả về mật độ, số lượng, chiều cao và thể tích. Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả xương hàm trên và xương hàm dưới, bởi đặc tính xương khá mềm, dễ tiêu biến nếu có khoảng trống trên cung hàm hoặc bị vi khuẩn xâm nhập.
Hơn nữa, răng bị tiêu xương còn có thể bắt đầu ở một vị trí trên cung hàm nhưng về lâu dài sẽ có xu hướng lan sang những vùng xương kế cận, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.
2. Biểu hiện của tiêu xương hàm răng
Dưới đây là những dấu hiệu tiêu xương hàm phổ biến mà bạn có thể nhận biết:
- Nhận thấy xoang hàm hạ thấp ở vùng bị mất răng.
- Xương vùng răng mất có sự thay đổi về kích thước về chiều cao, xuất hiện lõm sâu ở vị trí răng mất.
- Cấu trúc gương mặt thay đổi, mất đi sự cân đối, má hóp, da chảy xệ, nhăn nheo khiến khuôn mặt trở nên già nua.
- Sưng nướu, chảy máu chân răng.
- Tụt lợi, thân răng trở nên dài hơn đi kèm cảm giác ê buốt khó chịu.
- Răng lung lay, không còn chắc khỏe và đau khi ăn nhai.
Khi nhận thấy các dấu hiệu tiêu xương răng, cần thăm khám càng sớm càng tốt. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời đưa ra cách điều trị tiêu xương hàm răng phù hợp.
3. Nguyên nhân tiêu xương hàm răng
Bị tiêu xương răng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
3.1. Do mất răng
Thông thường, lực tác động từ việc ăn nhai giúp kích thích các mô xương hoạt động và đảm bảo mật độ xương luôn được duy trì. Chính vì vậy khi mất răng, lực tác động này sẽ không còn nữa và xương hàm sẽ dần bị tiêu biến.
3.2. Do viêm nha chu
Viêm nha chu nếu không được điều trị từ sớm sẽ dẫn đến tình trạng sưng nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng. Lâu dần phần nướu không còn bám chắc vào chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm, từ đó dẫn đến nguy cơ răng bị tiêu xương hàm, tiêu xương chân răng, thậm chí là mất răng.
3.3. Dùng hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ
Có không ít người sau khi mất răng đã lựa chọn phương pháp cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp để khôi phục răng. Thế nhưng, hai phương pháp này lại không thể thay thế cho chân răng đã mất, mà chỉ phục hình phần thân răng ở trên nướu. Chính điều này góp phần làm quá trình tiêu xương hàm phát triển nhanh hơn.
3.4. Khớp cắn bị sang chấn
Sang chấn khớp cắn là tình trạng mô xương xung quanh răng phải chịu một áp lực lớn đến từ các dạng sai lệch khớp cắn như khớp cắn ngược, khớp cắn sâu,… hoặc do lực chỉnh nha quá mạnh đối với những người niềng răng.
4. Các dạng tiêu xương hàm thường gặp khi mất răng
Nếu không kịp thời khắc phục thì mất răng có thể dẫn đến một trong những dạng tiêu xương nghiêm trọng như:
Tiêu xương hàm theo chiều ngang
Chiều rộng xương hàm ở vị trí răng bị mất dần thu hẹp lại. Còn các vùng xương hàm kề cận bị giãn ra khiến những răng còn lại bị xô đổ, lệch lạc khỏi cung hàm.
Tiêu xương khu vực xoang (hay còn gọi là tiêu xương hàm trên)
Nếu hàm trên bị mất răng nhưng không điều trị sớm thì đỉnh xoang dần tràn xuống phía dưới và kích thước các xoang dần rộng ra. Điều này có thể khiến xương hàm bị phá hủy mạnh mẽ từ bên trong, gây ra nhiều khó khăn khi phục hình răng mất.
Tiêu xương theo chiều dọc (hay còn gọi là tiêu xương hàm dưới)
Khi mất răng hàm dưới, khu vực xương hàm ngày càng lõm sâu xuống dưới, thấp hơn hẳn so với vùng xương lân cận. Đồng thời, sau một thời gian, nướu cũng teo nhỏ lại.
Giảm chiều cao xương hàm
Nếu không kịp thời chữa trị tình trạng tiêu xương, người bệnh sẽ gặp hiện tượng hạ thấp xương hàm, đến các dây thần kinh nằm sâu bên dưới, gây khó khăn cho việc phục hình bằng phương pháp cấy ghép Implant sau này.
Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt
Trường hợp mất cùng lúc nhiều răng ở hàm trên và hàm dưới, cấu trúc gương mặt có thể khác hoàn toàn với lúc trước bởi cấu trúc khung hàm thay đổi. Chẳng hạn như má và khuôn miệng hóp lại, da nhăn nheo,…
5. Tiêu xương hàm có nguy hiểm không, gây ảnh hưởng như thế nào?
Hiện tượng tiêu xương hàm răng nếu không tìm cách khắc phục sớm, đúng cách có thể gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ của gương mặt. Cụ thể như:
Tác động đến sức khỏe
Khi tiêu xương răng diễn ra, phần xương sẽ không còn đủ khả năng nâng đỡ nướu, bờ nướu tụt dần để lộ chân răng và khiến cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
Biến dạng khuôn mặt
Tiêu xương hàm răng làm xương hàm dưới ngắn hơn, theo thời gian phần má hóp lại gây móm, da nhăn nheo và chảy xệ kém thẩm mỹ. Những dấu hiệu lão hóa trên khuôn mặt càng thấy rõ hơn ở những người bị tiêu xương toàn hàm.
Bài viết chi tiết: Mất răng hàm có bị hóp má không?
Sai lệch khớp cắn
Sau khi mất răng, các răng xung quanh có xu hướng đổ dồn về phía khoảng trống, gây mất cân đối trong khớp cắn. Ngoài ra, các răng này còn trở nên yếu dần, dễ bị lung lay và có nguy cơ gãy rụng.
Cản trở điều trị, khó phục hình
Các răng di chuyển chồng chéo lên nhau và xương hàm ở vị trí răng mất bị lõm sâu sẽ gây nhiều khó khăn trong việc khôi phục răng sau này.
> Lắng nghe bác sĩ giải đáp những thắc mắc xung quanh chủ đề tiêu xương hàm răng qua video dưới đây:
6. Bị tiêu xương hàm có chữa được không?
Hiện nay, ghép xương là cách khắc phục tiêu xương hàm hiệu quả. Đây là kỹ thuật sử dụng xương nhân tạo hoặc xương thật để làm đầy vị trí tiêu xương hàm, củng cố độ cứng chắc, cải thiện các chức năng và tính thẩm mỹ của sóng hàm.
Ghép xương răng được xem là thủ thuật phức tạp bậc nhất trong điều trị nha khoa, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và kinh nghiệm chuyên sâu để có thể tính toán chính xác vị trí ghép xương. Nếu không sẽ gây ra tình trạng thủng xoang hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do vậy, khi thực hiện ghép xương điều trị tiêu xương hàm răng, bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa đáng tin cậy, chuyên môn cao để hạn chế các rủi ro không đáng có.
Tham khảo: Chi phí ghép xương răng là bao nhiêu?
Elite Dental là địa chỉ nha khoa uy tín với hơn 15 năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên sâu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tiễn trong các ca điều trị tiêu xương răng.
Tại Elite Dental còn trang bị nhiều máy móc hiện đại như máy chụp phim CBCT giúp xác định mật độ xương hàm, máy laser PRP giúp đẩy nhanh tốc độ lành thương, máy Piezotome giảm sang chấn khi phẫu thuật. Với sự hỗ trợ từ các loại thiết bị này, bác sĩ có thể biết chuẩn xác được độ rộng của xương, xác định có nên thực hiện ghép xương hay không và giúp cho quá trình ghép xương diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng.
Trung tâm Implant và Phục hình kĩ thuật số (Quận 3)
- Địa chỉ: 51A Tú Xương, P. Võ Thị Sáu, Q3, HCM
- Hotline: (+84) 28 7306 3838 – (+84) 902559888
Trung tâm Implant và Chỉnh nha (Quận 2)
- Địa chỉ: B0108 – Galleria – Metropole (Thủ Thiêm)
- Hotline: (+84) 28 7306 3838 – (+84) 902536322
7. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tiêu xương hàm?
Theo thống kê, trong 5 năm đầu tiên sau khi mất răng, tiêu xương hàm có thể chiếm đến 75%, làm cho cấu trúc gương mặt và xương hàm có sự thay đổi rõ rệt. Vì thế, để ngăn ngừa tiêu xương hàm nên trồng răng Implant ngay sau khi mất răng. Tại sao lại như vậy?
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng ưu việt nhất hiện nay khi có thể thay thế chân răng thật đã mất bằng trụ Titanium cao cấp. Theo đó, trụ Titanium sẽ được cố định vào xương hàm và ngay khi phần trụ này đã tương thích với xương hàm sẽ tạo thành chân răng bền vững. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn mão sứ có màu sắc và hình dáng tương tự răng thật ở trên để hoàn thiện phục hình răng.
Nhờ thay thế được chân răng thật, tác động lực nhai lên xương hàm mà trồng răng Implant có thể ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm hiệu quả. Đồng thời cải thiện chức năng ăn nhai lên đến 90%, đảm bảo thẩm mỹ và tuổi thọ răng Implant cao, có thể sử dụng trọn đời nếu chăm sóc răng đúng cách.
Thông tin thêm: > Tiêu xương hàm có trồng răng được không? > Cấy ghép Implant có nguy hiểm không? > Trồng răng Implant có đau không?
Năm 2019, Elite Dental được vinh danh là “trung tâm đào tạo Implant chuyên sâu” đầu tiên tại Việt Nam do Straumann – Tập đoàn Implant hàng đầu thế giới công nhận. Với sự dẫn dắt của TS.BS Trần Hùng Lâm – Tổng thư ký hội cấy ghép nha khoa TP. HCM và là Chủ tịch ITI Việt Nam (International Team of Implantology), Elite Dental đã thành công điều trị cho hàng trăm ca cấy ghép Implant, tạo dựng sự chuyên nghiệp và chinh phục được lòng tin của khách hàng.
Ngoài ra, Elite Dental còn sử dụng nhiều máy móc hiện đại và trụ Implant nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài, giúp quá trình trồng răng Implant thoải mái, nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng.
Khám phá thêm về quy trình cấy ghép Implant ở Elite Dental TẠI ĐÂY.
Cùng nghe TS.BS Trần Hùng Lâm (giám đốc chuyên môn tại Elite Dental) chia sẻ về phương pháp trồng răng Implant ở video dưới đây:
Bên cạnh phương pháp trồng răng Implant, lấy cao răng và khám răng định kỳ cũng là giải pháp ngừa tiêu xương răng hiệu quả, giúp hạn chế viêm nha chu và kịp thời xử lý các vấn đề bất thường ở răng miệng.
8. Câu hỏi thường gặp về tiêu xương răng hàm
Sau đây là lời giải đáp từ bác sĩ với một số thắc mắc phổ biến của Cô Chú Anh Chị liên quan đến tình trạng tiêu xương:
8.1 Mất răng bao lâu thì xương hàm bị tiêu?
Khi mất răng khoảng 3 tháng nhưng không phục hồi lại, mật độ xương sẽ giảm dần. Đến tháng thứ 6, xương hàm tiêu đi khoảng 25% và sau 1 năm, phần xương tiêu biến có thể chiếm khoảng 45 – 60%.
Tuy nhiên, khoảng thời gian tiêu xương và tốc độ tiêu xương này chỉ mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người, nên hãy chủ động đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám, xác định chính xác.
Xem thêm: Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Cách ngăn ngừa tiêu xương
8.2 Chân răng vẫn còn có bị tiêu xương hàm không?
Câu trả lời là có. Vì chân răng tại vị trí đó không có lực tác động trong quá trình nhai nghiền thức ăn, đồng thời các khe trống tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ tích tụ, phát triển nhanh và gây hại. Do đó, Cô Chú Anh Chị nên nhanh chóng thực hiện các biện pháp phục hình răng phù hợp để không ảnh hưởng đến các răng còn lại.
8.3 Tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Tiêu xương hàm niềng răng được không còn tùy thuộc vào mức độ tiêu xương:
- Nếu tiêu xương ở mức độ nhẹ và do bệnh lý nha chu, bạn có thể niềng răng được nhưng cần điều trị triệt để vấn đề răng miệng trước rồi mới tiến hành chỉnh nha.
- Trường hợp tiêu xương ở mức độ nặng, khách hàng cũng có thể niềng răng được. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện ghép xương trước, đợi xương tích hợp tốt với khung hàm hiện tại để tạo nền móng khỏe mạnh mới chỉnh nha nhằm đảm bảo răng dịch chuyển tốt.
Giải đáp: Tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Nhìn chung, tiêu xương hàm răng là một dạng biến chứng nguy hiểm và cần được điều trị sớm. Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.